BẢY BƯỚC ĐẾN THÀNH CÔNG - Trang 132

“Tôi không dự đám ấy vì tôi không được mời”. Anh Bill nói tiếp: “Tôi
cũng không dự vì lẽ đó”. Lẽ đó là lẽ nào? Lẽ anh John không được mời hay
lẽ anh Bill không được mời?

Sau cùng, người ta thường dùng những sự kiện sai để kết luận. Sự kiện đã
sai thì kết luận tức phải sai. Trong những cuộc tranh luận về chính trị, ta đã
gặp nhiều trường hợp như vậy. Người ta ồ ạt tấn công đối phương, vu oan
họ, để họ phải tự bênh vực, không còn thì giờ bày tỏ chương trình hành
động của họ nữa, và rồi họ phải thất bại. Nhiều khi người ta không chứng
minh được một điều thì người ta lại bắt đầu tuyên bố: “Ai cũng biết rằng
điều đó rõ ràng như bạch nhật…”. Hoặc: “Không cần phải bàn gì nữa, điều
đó…”. Rồi nếu ta không suy xét thì ta bị lôi cuốn ngay.

Và khi diễn những ý tưởng, ta phải rõ ràng, sáng sửa, đừng rán làm cho
thâm trầm.

CẦN LUYỆN TRÍ NHỚ


Không nhớ dai thì khó lý luận sáng suốt được mà trí nhớ của ta có thể
luyện như một bắp thịt.

Nhiều người nghĩ rằng điều gì cần nhớ thì nhớ, còn những điều khác rán
nhớ làm chi cho mệt óc. Coi một phim về, họ không nhớ tên đào kép,
không nhớ tên viên giám đốc hãng phim, không nhớ cả nhan đề của phim
nữa. Hỏi họ, họ đáp: “Tôi đi coi để tiêu khiển. Nhớ làm chi những tiểu tiết
ấy cho bận óc”. Nhưng chính những người như vậy là những người không
nhớ được cả việc nhà của họ. Họ là những người lười nhớ.

Họ không biết rằng có người như Woodrow Wilson

[1]

nhớ được hết tên

những đào kép ông đã coi diễn, lại nhớ được cổ sử và cận đại sử, nhớ được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.