những nhà chính trị đương thời ở trong nước và ở khắp thế giới, nhớ được
những người quen biết trong đủ các giới: thương mại, ngoại giao, bình dị,
và có một dụng ngữ phong phú nhất, không ai bằng.
Théodore Roosevelt đã làm gần đủ các nghề trong đời ông, lúc làm chính
trị gia, lúc viết sách, lúc chăn bò, lúc làm cảnh sát, lúc đánh quyền, lúc diễn
thuyết… mà bất kỳ trong ngành hoạt động nào ông cũng biết nhiều hơn
người ta. Không những vậy, ông đọc qua một trang là ông có thể lập lại gần
như không sai một tiếng.
Nhưng chưa bằng Sénèque, một triết gia La Mã, chỉ nghe đọc một lần
2.000 tiếng không có liên lạc gì với nhau mà lập lại đủ và đúng theo thứ tự
những tiếng ấy. Một người Ấn Độ tên là Bunder Singe chưa hề học một
tiếng Anh nào, nghe đọc một lần 50 chục hàng trong cuốn Lost Paradise
của Milton, ông lập lại được liền, không sai một tiếng.
Bạn đừng tưởng chỉ những thiên tài mới có trí nhớ kỳ dị đâu. Samuel
Johnson cũng có trí nhớ lạ lùng. Ông nói:
“Thường ai cũng có trí nhớ như nhau và nhớ cái gì cũng được; nếu nhớ cái
này được mà nhớ cái kia không được thì có khác chi cầm cục bạc ở trong
tay được mà cầm cục đồng không được không?”.
Thực vậy, ta cứ xét các ông chủ bút thì biết. Họ không phải là thiên tài gì,
mà họ nhớ được biết bao nhiêu điều, nào là những việc trong tỉnh, trong
nước về mọi ngành hoạt động: chính trị, thương mại, kỹ nghệ, rồi cả những
tin về thể thao, án mạng. Họ phải giao thiệp với mọi hạng người và phải
nhớ tên, tính tình, công việc những người ấy. Họ phải nhớ những bài trong
báo của họ và trong bao nhiêu tờ báo khác nữa. Họ phải nhớ cách in, cách
sắp đặt chữ in, chữ lớn thì một hàng được mấy chữ, chữ nhỏ thì được mấy
chữ. Họ phải thông sử ký, địa lý, và biết bao môn khác nữa. Cho nên có
người nói rằng hễ làm chủ bút rồi thì làm nghề gì cũng được, và nhiều