BẢY BƯỚC ĐẾN THÀNH CÔNG - Trang 135

để của từng vật một, mà còn chỉ rõ được “món này lấy ở máy số 2806 ngay
3 tháng 10 năm 1912” nữa.

Những nhà tâm lý cho rằng anh có ký tính quá mẫn tiệp về một khu vực
riêng biệt là máy móc.

Nhạc sĩ Mozart có tài nhớ thanh âm. Người ta kể chuyện hồi ông nhỏ chỉ
nghe qua một lần một bản nhạc mà ghi âm lại được được đúng.

Paul Morphy không nhìn bàn cờ mà chơi tám ván cùng một lúc. Harry
Pillsbury, bị bịt mắt mà chơi mười hai ván cờ cùng một lúc.

Các nhà tâm lý nói rằng người ta nhớ nhờ chất xám ở trong óc. Có người
lại pha trò, nói trí nhớ của ta ở phía sau đầu cho nên khi nào ta muốn nhớ
điều gì thì ta đưa tay gãi chỗ đó. Nhưng sự thật thì ký tính không phải chỉ ở
trong óc.

Vì ta nhớ bằng ngũ quan của ta. Ta nhớ một thanh âm, một màu sắc, một
mùi hương, một vị ngọt. Nhắm mắt rồi rờ, ta cũng nhận được cây viết chì.
Có nhiều cảm giác làm cho ta nhớ được. Nhưng quan trọng nhất vẫn là thị
giác.

LUYỆN TRÍ NHỚ CÁCH NÀO?


Ông tổ của khoa luyện trí nhớ là Simonides, một thi sĩ Hi Lạp, sống cách
đây non 2.500 năm. Một đêm ông dự một đám tiệc có đủ những nhà tai mắt
ở thành Athènes. May cho ông, khi tiệc gần tan, ông vừa ra về thì nóc nhà
sập, bao nhiêu khách trong phòng chết hết, thịt nát xương tan, không sao
nhận diện được, nhưng ông Simonides nhớ được hết tên và chỗ ngồi của
từng người, nhờ vậy mà nhận được những xác đó là của ai.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.