Phương pháp luyện trí nhớ của ông tóm tắt như vầy: ông chia mỗi phòng
làm năm chục khoảng, mỗi khoảng có một số từ một đến năm chục. Mỗi số
làm ông liên tưởng tới một vật hoặc một biểu tượng gì đó, rồi ông chỉ còn
tìm một liên lạc giữa vật hoặc biểu tượng đó với đồ đạc trong phòng là nhớ
được ngay vị trí những đồ đạc ấy. Ví dụ có một món đồ đặt ở chỗ số 10. Số
10 làm cho ông liên tưởng tới một chục trứng chẳng hạn và ông tìm xem
món đồ đó có gì làm cho ông nghĩ tới trứng không. Ông thấy món ấy thuôn
thuôn như trứng gà, hoặc vẽ một người mẹ che chở cho con (như gà mẹ úm
gà con vậy). Như thế, khi nhớ hình ảnh hoặc bức vẽ của món đồ đó, ông
nhớ ngay tới trứng và trứng làm cho ông liên tưởng tới một chục và sau
cùng tới số 10. Do đó, ông kiếm lại được vị trí của món đồ
.
Thời nào cũng có người đặt ra phương pháp này phương pháp nọ, từ
phương pháp rắc rối nhất tới những phương pháp vô lý nhất.
Phương pháp Winkelmann Grey đặt từ thế kỷ thứ 17 cũng đã được nhiều
người theo. Muốn nhớ rằng nạn Hồng thuỷ xảy ra 2348 năm trước Thiên
Chúa giáng sinh chẳng hạn, người ta lấy chữ e thay cho số 2, chữ t thay cho
số 3, chữ o thay cho số 4, chữ k thay cho số 8, thành etok. Sau cùng, lấy ba
chữ đầu trong tiếng Deluge (nghĩa là Hồng thuỷ) ghép vào, thành Del-etok.
Ông Francis Fauvel Gouraud thay số bằng chữ như sau:
Số 1 thay bằng chữ t, d, th
Số 2 ……………… n
Số 3 ……………… m
Số 4 ……………… r
Số 5 …………. vần ell
Số 6 thay bằng chữ j, g (êm), ch, sh
Số 7 ……………... k, c (cứng), g (cứng), ng
Số 8 ……………... f, v