BẢY BƯỚC ĐẾN THÀNH CÔNG - Trang 138

xương mà người ta dạy cho các em ở trường.

Nói chung thì những thuật ký ức đó đã không luyện trí nhớ của ta mà còn
bắt ta phải nhớ những định thức (formules) vô lý nữa. Cho nên đã có người
phê bình rằng nó cũng như cái nạng, người nào không biết đi, dùng nó rất
có ích, còn người đã biết đi rồi, dùng nó chỉ thấy lúng túng, chập chững
thêm mà thôi. Mà chúng ta ai là không có ký tính một chút, có cần, chỉ cần
tập cho nhớ mau và nhớ dai thôi.

Vậy ta phải tìm những phương pháp khác tự nhiên hơn, hợp lý hơn.

Trước hết chúng ta muốn luyện trí nhớ thì phải đích thân ta chịu khó nhớ,
không có bí quyết nào khác hết. Muốn cho bắp thịt cứng, nở, ta phải luyện;
trí nhớ cũng vậy. Người ta chỉ có thể bảo ta cách luyện ra sao thôi, còn ta
phải kiên tâm và đều đều luyện lấy. Biết được phương pháp, tức là biết
được con đường tắt có định hướng rõ ràng, không sợ lạc, nhưng nếu ta
không đi thì cũng không bao giờ tới được.

Trên kia tôi đã nói về ký tính thì thị giác quan trọng nhất, nghĩa là cặp mắt
của ta nhớ mau hơn hết. Cả những người đui mà cũng nhận rằng khi nhớ
một cái gì, dù mắt không nhìn thấy, nhưng vẫn có một hình ảnh ở trong óc.
Christian Meinecken, khi nghe đọc một đoạn văn dài rồi nhớ được, cũng
thấy có hình ảnh của những tiếng đó trong óc. Mozart khi nhớ một bản
nhạc cũng thế. Ông trông thấy mỗi thanh âm trong óc. Ông Arturo
Toscanini, một nhạc sĩ khác cũng đưa bản nhạc lên gần mắt, ngó kỹ từng
âm nhạc hiệu (note) một, để khắc hình ảnh của nó vào óc. Nhờ vậy ông nhớ
bản Lohengrin của Wagner và vài năm sau, khi nghe một ban nhạc đánh bài
ấy, thấy họ đánh sai, bảo cho họ biết. Họ không chịu, chỉ bản nhạc in, cãi
rằng họ đánh trúng. Nhưng sau so sánh bản in đó với bản gốc thì quả nhiên
bản in sai thật.

Vậy muốn nhớ ta phải kiếm một hình ảnh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.