Trong ngày trời nhiều mây có mưa, cái huyện nhỏ này như ngâm mình
trong nước, đâu cũng ẩm thấp, chăn đệm trong quán dường như lúc nào
cũng có thể ra nước. Là người bôn ba đã nhiều như tôi vẫn thấy không chịu
được, may mà chợ phiên chỉ còn 3 ngày nữa là họp.
Nhiều vùng nông thôn cho đến giờ vẫn còn tiếp tục chợ phiên, mỗi chợ
phiên cách nhau càng lâu thì hàng hóa mang ra mua bán càng phong phú.
Trong cái huyện này đến nửa năm mới họp một lần nên nhộn nhịp hết sức,
quả tôi không ngờ đến. Hơn nữa, hình như trời cũng biết chiều theo lòng
người, hơn nửa tháng nay trời hanh ráo, có hôm còn có cả ánh mặt trời. Tôi
dạo bước trên đường vào chợ, vừa đi vừa tắm mình trong nắng, vừa phơi
“tâm hồn” mình luôn. Đôi mắt cũng như ốc sên ngủ đông, đến hôm trời
nắng cứ thế mà bổ lung tung. Chợ tại vùng nông thôn hẻo lánh thông
thường người ta chỉ bán những nhu yếu phẩm hàng ngày, thỉnh thoảng các
vùng lân cận mang theo những đặc sản của vùng mình. Chợ kéo dài suốt
mấy dặm, dường như nó chiếm cả hai con đường giao thông chủ yếu của
huyện lỵ này. Nếu nơi đây vẫn còn là một nhà thờ như ngày xưa, thì tôi đã
ngất ngây trong cái không khí mang đậm bản sắc văn hóa của từng vùng
miền này rồi, nhưng giờ tôi đã là một người buôn đồ cổ, mục tiêu của tôi là
mua rẻ mạt những bảo bối bị sự ngu dốt thiếu hiểu biết của người dân che
lấp rồi mang chúng lên các thành phố hiện đại để bán kiếm món tiền hời
cho nên phiên chợ này, ngược lại tôi thấy mệt lả, chán chường, thất vọng,
lưu lại hơn một tuần, tiền trong túi đã hết, hàng cũng không có, chuyến này
đành phải gióng trống thu quân, treo cờ trắng thôi!
Quá trưa, tôi ăn qua loa vài miếng cho đỡ đói rồi tiếp tục săn tìm bảo bối.
Thời gian đã không phụ lòng người có tâm, chẳng mấy chốc, tôi phát hiện
ra một lọ gốm.
“Lọ ngũ Liên”.