ngày tìm được báu vật đồ cổ.
Tối hôm đó, chúng tôi ngồi lại với nhau uống rượu.
Lúc đó, tôi mới biết tên đầu trọc là Vương Lỗi, trông hắn vai u thịt bắp,
từng lăn lộn trong chốn giang hồ, có lần bị chém phải nằm viện hơn nửa
năm, sau khi xuất viện gan hắn bỗng trở thành gan thỏ, không dám cầm dao
nữa chứ đừng nói chuyện chém nhau giết người. Ông nội hắn trước từng
buôn đồ cổ, ông ta có chút hiểu biết về món chơi này, con nhà tông không
giống lông cũng giống cánh, đứa cháu đã kế nghiệp tổ truyền, cũng đi buôn
đồ cổ.
Tên nói chuyện cứ lắp ba lắp bắp là Đàm Xuyên, lớn tuổi hơn Vương Lỗi,
nhỏ hơn tôi vài tuổi, tên này ít nói, thoạt nhìn cứ tưởng hắn là người mưu
sâu kế hiểm, nhưng tiếp xúc lâu thấy hắn là người thật thà. Trước đây hắn ở
Cục di sản vì đánh cắp cổ vật nên bị đuổi khỏi cơ quan, từ đó hắn danh
chính ngôn thuận trở thành người buôn bán đồ cổ.
Hai tên này đến trước tôi mấy hôm, nhưng công việc làm ăm trong huyện
nhỏ nghèo kiệt xác này không ra gì. Ở vùng này tuy là xa xôi hẻo lánh
nhưng mỗi năm có đến mấy mươi lượt người đến hỏi mua đồ cổ nên đồ quý
giá đã bị họ quét sạch sành sanh.
“Qua mấy hôm nữa, các vùng lân cận và trong vùng này sẽ có buổi chợ
phiên ở đây”. - tên Đàm Xuyên nói. Đây cũng là lý do chính khiến chúng
tôi ở lại đây.
Nói thực, trong vùng nhỏ tẹo này mà lại đụng hàng thì tôi không thích chút
nào và cảm thấy có chút áp lực nào đó! Đồ tốt đã không nhiều lại nhiều
người mua, kiểu san sẻ này quả là bất tiện. Nhưng thiết nghĩ. Cái nghề này
ngoài vận may ra thì trình độ nghề nghiệp cũng rất quan trọng nên dù nhiều
hay ít cũng không thành vấn đề. Nếu thiếu bản lĩnh, thì bảo vật nằm trước
mắt cũng không biết.