Tim tôi như nhảy vọt lên theo đôi mắt, tôi vội quay đầu nhìn dáo dác bốn
bể, không phát hiện thấy hai ông bạn “đáng quý” đồng nghiệp kia. Thật hú
hồn hú vía! Người xưa nói quả là không sai chút nào: đồng nghiệp tương
khắc mà! Lúc đó tôi mới nhìn chàng trai bán lọ kia.
Hắn trạc bốn mươi tuổi, khuôn mặt đen như cột nhà cháy, thô tháp như vẻ
ngoài dầm sương dãi nắng đã nhiều. Bây giờ, những người như hắn đi chợ
rất nhiều, tuổi thực của họ trẻ hơn nhiều so với hình vóc họ. Họ không nói
năng hay chào hàng gì mà cứ ngồi bất động sau sạp hàng chờ người đến hỏi
mua đồ. Tôi ngồi xổm trước mặt anh ta, thỉnh thoảng đưa tay hươ hươ mấy
chân nấm rừng đã khô trong chiếc sọt tre.
“Món này của anh được đấy, mua về thết bạn bè thì tuyệt đấy!” tôi giả
giọng tiếng phổ thông chập chọe để bắt chuyện với anh ta.
Anh ta chẳng nói chẳng rằng, nhưng nhìn vào đôi mắt đầy hy vọng của tôi.
Tôi luống cuống hươ mấy cây nấm khô và hỏi: “Bao nhiêu chỗ này?”.
Trên khuôn mặt hắn tỏ ra nét cười gượng gạo. Anh ta vừa ra giá tôi đã biết
anh ta là người chất phác nên tôi không trả giá gì cả, cứ thế nhét vào túi
đựng. Anh ta đếm một cách cẩn thận, lấy ra tờ năm mươi đồng trả lại, tuy
không nói gì nhưng tôi biết đó là số tiền thừa khi mua hàng này nên anh ta
trả lại cho tôi. Tôi không cầm tiền mà cầm chiếc lọ lên nói: “Anh cứ cầm
đi, tôi mua chiếc bình này nhé?”.
Anh ta cũng không nói gì chỉ ngẩn người nhìn tôi. Tôi cười, trong bụng như
hoa xuân đang nở, đoán biết những người trong vùng hẻo lánh này chắc
khó lòng cưỡng lại được sức cuốn hút của năm mươi đồng! Ở vùng này giá
cả vật dụng rất rẻ, chỉ cần năm mươi đồng đủ mua được khối thứ. Nhưng
tôi đã nhầm, anh ta đưa tay giật lấy chiếc lọ trong tay tôi. Lúc đó, trên mặt
anh ta nở một nụ cười kỳ quái. Khi bạn thấy trên khuôn mặt chất phác ai đó
bỗng nở nụ cười đầy âm mưu, thì bạn sẽ có cảm giác của tôi bây giờ.
“Tiền này trả lại cho anh đấy, vật này không thể cho anh được!” Gã mặt