BAY QUANH MẶT TRĂNG - Trang 129

hướng và vận tốc của đầu đạn. Có thể là nó đang bay nhanh ra xa nguyệt cầu
và chẳng mấy chốc sẽ ra khỏi vùng bóng tối. Có thể ngược lại, nó đang tiến
dần đến gần và sắp đụng vào một đỉnh cao nào đó ở bán cầu không nhìn
thấy được kia, và như thế là chấm dứt cuộc du hành, đương nhiên là chấm
dứt luôn cuộc đời của những nhà du hành.

Một cuộc tranh luận lại nổ ra về đề tài này, và Michel người luôn giàu

trí tưởng tượng, đã đưa ra ý kiến cho rằng quả đạn chịu áp lực của sức hút
Mặt Trăng, sau cùng sẽ rơi xuống đó như một thiên thạch rơi xuống mặt địa
cầu.

- Có điều là – Barbicane đáp lại lời của anh ta – không phải tất cả

những thiên thạch đều rơi xuống Trái Đất anh bạn ạ. Chỉ một số nhỏ thôi.
Cho dẫu chúng ta biến thành một thiên thạch đi nữa cũng không chắc là
chúng ta sẽ đến được bề mặt của nguyệt cầu.

- Nhưng – Michel đáp – nếu chúng ta đến rất gần thì sao?

- Lầm to! – Barbicane vặn lại – Anh đã không thấy có thời kỳ hằng hà

sa số sao xẹt

[23]

trên bầu trời từ bao đời nay đó à?

- Có chứ.

- Thế, những ngôi sao này, đúng hơn là những vật thể nhỏ này, chỉ sáng

lên với điều kiện chúng bốc cháy khi trượt trên những lớp khí quyển. Nếu
chúng băng ngang khí quyển, chúng cũng cách địa cầu không đầy mười sáu
dặm, thế mà hoạ hoằn lắm chúng mới rơi xuống mặt đất. Đối với đầu đạn
của chúng ta cũng vậy. Nó có thể đến rất gần Mặt Trăng nhưng sẽ không rơi
xuống đó.

- Nhưng – Michel hỏi – tôi muốn biết con tàu phiêu lưu của chúng ta sẽ

xử sự thế nào trong không gian.

- Tôi chỉ thấy có hai giả thuyết – Barbicane đáp sau một hồi suy nghĩ.

- Giả thuyết như thế nào?

- Đầu đạn sẽ chọn một trong hai đường vẽ toán học, tuỳ theo vận tốc

của nó, và vận tốc này, tôi chưa thể ước tính được.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.