BAY QUANH MẶT TRĂNG - Trang 130

- Vâng – Nicholl nói – nó sẽ bay theo một đường parabôn hoặc một

đường hiperbôn.

- Đúng thế – Barbicane đáp – Với một vận tốc nào đó, nó sẽ bay theo

một đường parabôn, và với một vận tốc lớn hơn nó sẽ bay theo đường
hiperbôn.

- Tôi thích những từ to tát này – Michel Ardan reo lên – Người ta biết

ngay chúng có nghĩa gì. Vậy cái đường parabôn của ông là cái gì thế? Xin
ông làm ơn cho biết.

- Anh bạn ạ – Nicholl giảng giải – parabôn là một đường cong bậc hai

tạo nên bởi một hình nón tròn xoay cắt mặt phẳng song song với một đường
thẳng của mặt nón.

- À! À!- Michel làm ra vẻ hiểu biết.

- Gần giống với đạn đạo của một quả đạn súng cối – Nicholl lại nói.

- Đúng. Thế còn hiperbôn? – Michel hỏi.

- Này Michel ạ, hiperbôn là một đường cong bậc hai tạo nên nhờ sự

giao nhau của một mặt nón tròn xoay với mặt phẳng song song với trục của
mặt nón, và tạo thành hai nhánh xa nhau đi về hai hướng đến vô hạn.

- Có thể như vậy! – Michel Ardan kêu lên như thể người ta vừa cho anh

biết một điều quan trọng – Hãy nhớ lấy điều này ông đại uý Nicholl ạ. Điều
tôi thích trong cái định nghĩa của ông về hiperbôn – mà tôi suýt gọi là
hipeblagơ – là việc định nghĩa nó lại ít rõ ràng hơn chính từ mà ông định
nghĩa!

Nicholl và Barbicane ít bận tâm đến những lời bông đùa của Michel

Ardan. Họ lao vào một cuộc tranh luận khoa học. Đầu đạn sẽ bay theo
đường nào, đó mới chính là điều họ đang mải mê suy nghĩ. Người cho là
hiperbôn, kẻ lại bảo là parabôn. Họ cho x mọi trị số. Những lý lẽ được trình
bày bằng một thứ ngôn ngữ làm Michel phải giật mình. Cuộc tranh cãi thật
gay go, không đối thủ nào chịu nhường cho người khác đường cong mà họ
đã chọn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.