BAY QUANH MẶT TRĂNG - Trang 146

tám dặm. Họ không chịu rời khung cửa sổ nữa, họ quan sát thật chi tiết phần
rất kỳ lạ này.

Những ngọn núi Doerfel và Leibnitz tạo thành hai nhóm rời nhau lan

rộng ra đến gần cực Nam. Nhóm thứ nhất chạy dài từ cực đến đường vĩ
tuyến tám mươi bốn trên phần phía Đông của thiên thể, nhóm thứ nhì vẽ dọc
vành phía Đông chạy từ vĩ tuyến sáu mươi lăm đến cực.

Ở phần nhô lên hiện ra những lớp sáng rực đúng như linh mục Secchi

đã chỉ… Còn chính xác hơn nhà thiên văn La Mã nổi tiếng kia, Barbicane có
thể xác định bản chất của những lớp đó.

- Đó chính là những lớp tuyết! – Ông kêu lên.

- Tuyết à? – Nicholl hỏi lại.

- Phải, Nicholl ạ, tuyết đóng một lớp rất dày ở bề mặt. Ông hãy nhìn nó

phản chiếu những tia sáng kia. Những lớp dung nham khô cứng không phản
chiếu mạnh được như thế đâu. Như vậy là có nước, có không khí trên Mặt
Trăng. Dù người ta khó lòng chấp nhận điều đó, nhưng sự kiện thực tế thì
không thể nào chối cãi được.

Không, không thể thế được!

Nếu Barbicane trở lại Trái Đất, những ghi chép của ông sẽ có giá trị lớn

trong việc quan sát Mặt Trăng.

Hai ngọn núi Doerfel và Leibnitz đứng sừng sững giữa đồng bằng hẹp

đầy những đai vòng và tường vòng. Đây là dãy núi duy nhất thấy được ở
vùng có nhiều đai vòng này. Chúng có vẻ ít hiểm trở nhưng rải rác vẫn có
những đỉnh nhọn mà đỉnh cao nhất đo được là bảy ngàn sáu trăm lẻ ba mét.

Đầu đạn bay bên trên tất cả khung cảnh này, và tất cả cảnh vật biến mất

trong ánh sáng chói chang của nguyệt cầu. Trước mắt các nhà du hành lại
xuất hiện quang cảnh xa xưa của nguyệt cầu, không sắc thái riêng biệt,
không có độ giảm dần của màu sắc, tất cả chỉ là màu trắng và đen vì ở đó
không có ánh sáng khuếch tán. cảnh sắc hiu quạnh lạ lùng, nhưng cũng làm
cho người ta ngạc nhiên. Họ đi dạo trên các vùng hỗn độn này như thể bị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.