BAY QUANH MẶT TRĂNG - Trang 147

cuốn hút bởi sức hấp dẫn lạ kỳ nào đó, họ nhìn thấy những đỉnh núi lướt qua
dưới chân họ, họ dò tìm những hố sâu bí ẩn, lướt qua các khe nứt, leo lên
những bức tường, họ đo tất cả những đổ vỡ này. Nhưng không có một dấu
vết gì về thảo mộc, không một bóng dáng của đô thị, tất cả chỉ là những địa
tầng, những dòng dung nham chảy tràn, láng bóng như những tấm gương
khổng lồ phản chiếu chói loà bởi ánh nắng Mặt Trời. Không có một sự sống
nào, tất cả chỉ là một thế giới chết, ở đó những cơn tuyết lở, chảy từ các đỉnh
núi cao xuống vực thẳm mà không gây một tiếng động nào. Có chuyển động
nhưng người ta vẫn không nghe thấy tiếng động.

Sau khi quan sát nhiều lần, Barbicane nhận thấy địa hình ở bờ quanh

nguyệt cầu tuy đã chịu những lực khác thứ lực ở trung tâm lại có một cấu
trúc như nhau. Cũng là sự kết tụ vòng tròn, cũng những chỗ đất nhô lên như
vậy. Tuy nhiên người ta có thể nghĩ là cách bố trí không tương tự. Thật vậy,
ở giữa vỏ nguyệt cầu còn dễ dàng chịu hai lực hút của Mặt Trăng và Trái
Đất tác động ngược chiều theo một bán kính nối tiếp từ cái này tới cái kia.
Trái lại ở những bờ chung quanh có thể nói là lực hút của Mặt Trăng thẳng
góc với lực hút của Trái Đất. Vì thế địa hình trong hai điều kiện này đáng lẽ
phải có hình dạng khác nhau. Như vậy, Mặt Trăng chỉ tìm nơi chính mình
nguyên lý hình thành và cấu tạo của nó. Nó chẳng chịu ảnh hưởng lực nào
bên ngoài. Điều này xác minh ý kiến độc đáo của Arago: “Không một tác
động nào ở ngoài Mặt Trăng đã góp phần vào việc hình thành địa hình của
nó”.

Dù sao và trong tình trạng hiện thời của nó, thế giới ấy là hình ảnh của

cái chết, tuy không thể nói nó có bao giờ đã được sự sống lay động chưa.

Tuy nhiên Michel Ardan nghĩ đã nhận ra một khối đổ nát, điêu tàn và

anh chỉ cho Barbicane thấy. Nó nằm gần đường vĩ tuyến tám mươi và đường
kinh tuyến ba mươi, đống đất đá đó được xếp đặt đều đặn trông giống một
pháo đài đứng sừng sững bên một vệt nứt dài mà vào thời tiền sử có thể là
lòng của dòng sông. Không xa đó là một đỉnh núi cao năm ngàn sáu trăm
bốn mươi sáu mét, bằng dãy Caucase Á Châu, đó là ngọn núi vòng Short.
Vốn quen háo hức, Michel Ardan bênh vực cho cái “hiển nhiên” của pháo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.