BAY QUANH MẶT TRĂNG - Trang 56

- Thế đấy, các bạn ạ – Barbicane tiếp – Tất cả những chuyển động đột

ngột ngừng lại đều sinh ra nhiệt lượng. Và lý thuyết này cho phép khẳng
định rằng sức nóng của Mặt Trời được cung cấp bởi những trận mưa thiên
thạch không ngừng rơi xuống bề mặt của nó. Người ta còn tính…

- Đáng nghi ngờ lắm – Michel thì thầm – Những con số cứ thế sẽ tăng

lên mãi.

- Người ta còn tính rằng sự va chạm của mỗi thiên thạch vào Mặt Trời

sẽ phát sinh một nhiệt lượng bằng nhiệt lượng của bốn ngàn khối lượng than
đá có thể tích bằng thiên thạch đó – Barbicane không nao núng trả lời.

- Thế nhiệt lượng của Mặt Trời là bao nhiêu? – Michel hỏi.

- Nhiệt lượng của nó bằng nhiệt lượng được tạo bởi một lớp than dày

hai mươi bảy kilômét bao quanh Mặt Trời.

- Thế nhiệt lượng này…?

- Có thể làm cho hai tỷ chín trăm triệu mét khối nước sôi lên trong mỗi

giờ.

- Thế tại sao nó lại không nướng chín chúng ta? – Michel kêu lên.

- Không – Barbicane đáp – bởi vì khí quyển của Trái Đất hấp thụ bốn

phần mười nhiệt lượng của Mặt Trời. Mặt khác, nhiệt lượng mà Trái Đất hấp
thụ được chỉ là một phần hai tỷ bức xạ Mặt Trời mà thôi.

- Tôi rõ rồi, được như vậy thì tốt – Michel lại đáp – Lớp khí quyển này

thật là một sáng tạo hữu ích, bởi vì không những nó cung cấp không khí cho
chúng ta thở mà còn ngăn cho chúng ta bị nướng cháy.

- Phải – Nicholl nói – nhưng vô phúc là nó lại không như thế trên Mặt

Trăng.

- Chà! Chắc chắn nếu có cư dân ở trên đó thì ắt họ phải thở chứ. Nếu

họ không còn ở đó nữa, thì họ cũng để lại khá đủ ôxi, đủ ba người thở, chắc
là trọng lực đã dồn nó vào dưới đáy những thung lũng! Thế thì chúng ta
đừng leo lên núi làm gì! Vấn đề là ở đó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.