Do đó, một khoản hỗ trợ mua nhà, cho dù là một phần hay toàn
bộ, cũng có thể đặt người nhận tiền vào vòng quay tiêu dùng và tiếp
tục phụ thuộc vào người cho tiền. Nhưng thường thì đa số hàng
xóm của người nhận tiền lại không nhận bất kỳ khoản chu cấp nào
từ cha mẹ họ. Họ hài lòng và tự tin vào cách sống của mình hơn
những người nhận EOC. Trong hoàn cảnh đó, nhiều người nhận
EOC trở nên nhạy cảm với nhu cầu cần được rót thêm EOC. Định
hướng của họ có thể thay đổi rất nhanh, từ một người phấn đấu tự
kiếm tiền thành một người suốt ngày trông chờ các khoản chu
cấp. Và họ gần như không thể nào tích lũy được tài sản.
EOC dưới dạng tiền mặt không phải là hình thức duy nhất làm
nảy sinh nhu cầu tiêu dùng. Ví dụ như trường hợp của hai vợ chồng
triệu phú đã tặng anh con trai Bill cùng con dâu Helen một tấm
thảm trị giá tới 9.000 đô-la mà chúng tôi nghe nói là được kết từ
hàng triệu nút thắt bằng tay. Bill là một kỹ sư dân sự làm việc cho
chính quyền bang. Anh ta kiếm được chưa tới 55.000 đô-la một
năm. Cha mẹ anh ta cảm thấy có trách nhiệm phải giúp con trai
mình duy trì mức sống và “phẩm giá” sao cho tương xứng với người
đã tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng. Tất nhiên, tấm
thảm xa hoa ấy tỏ ra lạc loài trong căn phòng chất đầy những món
nội thất mua lại và chùm đèn rẻ tiền. Thế nên Bill và Helen cảm
thấy phải mua thêm nội thất nhà bếp bằng loại gỗ đắt tiền,
một bộ đèn chùm pha lê, bát đĩa bằng bạc và những chiếc đèn
trang trí sang trọng. Thế là, tấm thảm 9.000 đô-la mà cha mẹ tặng
đã khiến vợ chồng Bill tiêu thêm một món tiền gần bằng giá trị
món quà cho “những món đồ triệu phú” khác.
Một thời gian sau, Bill lại nói với mẹ mình rằng hệ thống trường
công trong khu vực không còn tốt như hồi anh ta học tiểu học nữa.
Mẹ anh ta đáp rằng bà sẽ trả một phần học phí trường tư cho hai
đứa con Bill. Tất nhiên, Bill và Helen có toàn quyền quyết định