Liệu trong tương lai, có được mấy năm công ty bạn lại kiếm được
600.000 đô-la nữa và những “yếu tố ngoài tầm kiểm soát” có
khiến bạn bị phá sản? Bạn cũng khó có thể đem những kỹ năng của
mình đi dạy khai thác than ở trường đại học kỹ thuật. Những kỹ năng
của bạn thiên về lao động chân tay chứ không phải vận dụng trí não
nhiều.
Có lần, chúng tôi hỏi một chủ doanh nghiệp giàu có rằng tại sao
tất cả những người con trưởng thành của ông đều làm nghề tự do.
Ông trả lời:
“Công ty của anh có thể mất, nhưng trí tuệ thì không!”
Điều này có nghĩa là chính phủ, hoặc chủ nợ, có thể tịch thu một
công ty bao gồm cả đất đai, máy móc, hầm mỏ, nhà xưởng và tất
cả những thứ khác thuộc về công ty đó. Nhưng họ không thể tịch thu
trí tuệ của người chủ công ty. Cái mà các kỹ sư, bác sĩ… không phải
than đá, không phải sơn, dầu, cũng không phải pizza. Cái mà họ bán
nhiều hơn cả chính là trí tuệ của họ.
Chẳng hạn, các bác sĩ có thể sử dụng trí tuệ của mình ở bất cứ
đâu, bởi “nguồn lực” của họ luôn được mang theo người. Điều này
cũng đúng với nha sĩ, luật sư, kế toán viên, kỹ sư, kiến trúc sư, bác
sĩ thú y và bác sĩ trị liệu cột sống. Đây là những ngành nghề có
nhiều con cái triệu phú trên khắp nước Mỹ lựa chọn hơn cả.
Chỉ có một tỷ lệ nhỏ trong số các chuyên gia hành nghề tự do
từng kiếm được tới 600.000 đô-la một năm. Và đa số bọn họ phải
dành nhiều năm để rèn luyện, tiêu tốn rất nhiều thời gian lẫn
tiền bạc. Mặc dù vậy, hầu hết các bậc phụ huynh tin rằng lợi ích
cả đời mà những nghề nghiệp đó mang lại lớn hơn rất nhiều so với
chi phí bỏ ra và đa số những ông bố bà mẹ này trả phần lớn hoặc