BẺ KHÓA BÍ MẬT TRIỆU PHÚ - Trang 161

toàn bộ học phí và phí đào tạo cho con mình. Lá phiếu của họ đi
kèm với những đồng tiền mà họ phải đổ mồ hôi mới kiếm được.

Nếu bạn cũng quyết định giống các chủ doanh nghiệp thành

công nhất, bạn sẽ khuyên David và Christy nên trở thành kỹ sư, bác
sĩ hoặc những nghề tương tự. Các triệu phú Mỹ cũng làm như bạn
vậy. Những triệu phú “thế hệ thứ nhất” thường là doanh nhân tự
doanh. Họ đã chiến thắng dù cơ may rất nhỏ. Công ty của họ
thành công, và họ trở thành triệu phú. Phần lớn thành công của họ
phụ thuộc vào lối sống căn cơ, tiết kiệm trong thời gian gây dựng
cơ đồ. Thường thì cũng có một phần may mắn nữa. Và đa số
những ai thành công đều hiểu rằng rất có thể mọi sự đã không
theo ý họ.

Con cái họ sẽ phải có cuộc sống tốt đẹp hơn. Chúng sẽ không

phải gánh chịu nhiều rủi ro. Chúng sẽ được học hành tới nơi tới
chốn. Chúng sẽ trở thành những luật sư, bác sĩ, chuyên viên kế
toán. Trí tuệ sẽ là vốn liếng của chúng. Nhưng không giống như
cha mẹ mình, chúng sẽ trì hoãn bước chân vào thị trường lao động
cho đến khi đã gần 30, hoặc thậm chí là qua tuổi 30. Và hầu hết
đều sẽ lao vào lối sống trung-thượng lưu ngay khi bắt đầu làm
việc, một lối sống khác xa với những ông bố bà mẹ tiết kiệm của
chúng khi họ bắt đầu khởi nghiệp.

Con cái họ thường không tiết kiệm. Làm sao chúng có thể tiết

kiệm được, bởi cái địa vị xã hội cao mà chúng đang sở hữu đòi hỏi
chúng phải chi tiêu nhiều hơn và đầu tư ít hơn. Kết quả là, có thể
chúng sẽ đòi được “chăm sóc kinh tế ngoại trú”. Cho dù thu nhập
rất cao (hầu hết các ngành chuyên môn đều như vậy) nhưng
chúng lại bị buộc phải chi tiêu rất nhiều. Do đó, rất khó có thể dự
đoán được khối lượng tài sản mà họ tích lũy được.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.