Nhiều người vẫn quen đánh giá người khác dựa vào cách người
đó chọn đồ ăn, thức uống, quần áo, đồng hồ, xe cộ… Với họ,
những người ưu tú phải có gu tiêu dùng ưu tú. Nhưng việc mua những
sản phẩm chứng tỏ sự ưu việt dễ dàng hơn nhiều so với việc thực sự
đạt được những thành tựu ưu việt về kinh tế. Dành thời gian và
tiền bạc để trau chuốt vẻ ngoài cho thật lộng lẫy, bóng bẩy thường
chỉ dẫn đến một kết cục có thể đoán trước: sự nghèo nàn về khả
năng tài chính trong tương lai.
Vậy nên, khẩu hiệu phác họa nên tính cách một người giàu có là:
CĂN CƠ - CĂN CƠ - CĂN CƠ
Từ điển Webster định nghĩa căn cơ là “hành vi tiết kiệm hoặc thể
hiện sự tiết kiệm khi sử dụng các nguồn lực”. Đối lập với căn cơ là
lãng phí. Chúng tôi định nghĩa lãng phí là “lối tiêu xài vô độ”.
Có thể nói căn cơ là nền móng để làm giàu. Tuy vậy, những kẻ
tiêu xài hoang phí lại thường xuyên được chiêu thị và kích động bởi
các loại báo chí phổ thông. Chúng tôi liên tục phải vượt qua chướng
ngại của những “cơn sốt” truyền thông về các vận động viên thể
thao và giới nghệ sĩ. Thật ra thì vài người trong số họ đúng là triệu
phú. Nhưng với mức lương 5 triệu đô-la một năm thì giá trị tài sản 1
triệu đô-la không có mấy ý nghĩa. Theo phương trình tính tài sản đã
giới thiệu ở trên, nếu một người 30 tuổi có thu nhập 5 triệu đô-la
một năm, thì họ cần tích lũy được ít nhất 15 triệu đôla mới đúng.
Liệu có bao nhiêu vận động viên chơi bóng với mức lương cao
ngất ngưởng tích lũy được chừng ấy tài sản?
Nếu căn cứ trên những tin tức truyền thông thì hẳn con số này
rất nhỏ. Hầu hết các thần tượng thể thao và giải trí được mô tả là
có thói quen tiêu xài hoang phí. Và họ có thể duy trì được lối sống