vừa lao ra đồng cắt cỏ. Giờ lấy sữa, Mẫn mở nhạc cổ điển cho bò nghe. Chị
vô cùng kinh ngạc trước những thứ nhiệm mầu cháu mình đã học được.
Lúc đó, chị mới vỡ lẽ, hóa ra đầu óc Mẫn không điếc đặc như em gái mình
từng phàn nàn, chẳng qua nó chỉ nhét được những gì nó thích. Chuyện nuôi
bò sữa thằng Mẫn lại rất mê. Nó học ở tất cả mọi nơi, thậm chí chuyện “rửa
đực” cho mấy con bò cái nó cũng tính toán chi ly ngày giờ. Nó quyết tâm
bắt bốn con bò sữa tiên phong phải đẻ ra bốn con bò cái tốt giống. Có cái
đầu biết tính toán của Mẫn, chị có công chăm sóc, chỉ mấy tháng sau, trại
bò của chị hân hoan đón chào bốn tiểu thư bò nghé bụ bẫm. Nhìn bầu vú
tròn căng của mấy con bò mẹ, chị không khỏi chạnh lòng. Bất cứ thứ gì
trong nhà này, từ bầy heo nái,đàn gà, bầy bò, cây trái... được bàn tay chị
chạm đến đều sinh sôi nảy nở, chỉ chủ nhân của nó là không đẻ được.
Kể từ ngày ông ấy bỏ đi, chị tự nhủ hãy quên ông ta, cái con người tệ
bạc. Chị tự an ủi, tuy mình không sinh được con nhưng đã có một đàn cháu.
Trong đáy lòng, chị xem con dì Năm, dì út hơn cả máu mủ. Ngày ấy, nghe
tin em gái mình công tác ở rừng miền Đông, đã lập gia đình với một sĩ
quan chủ lực miền, chị lặn lội tìm đường thăm em. Vượt qua lộ trình nguy
hiểm, sống chết kề bên, chị tìm gặp em ở một trạm hậu cần quân giải
phóng. Thấy đứa cháu trai lớn hai tuổi, đứa cháu nhỏ mới sáu tháng èo uột,
xanh rớt vì khí rừng ẩm thấp, vì thiếu sữa, chị quyết định bồng cháu về
nuôi. Bọn lính ở các trạm gác biết tỏng chị mang con “Việt cộng” mà chẳng
làm gì được, bởi lời giải thích rất nỗi niềm của chị. Anh em Mẫn lớn lên
trong sự chăm sóc, cưu mang của “má Ba”. Cho đến ngày hòa bình, vợ
chồng cô em gái từ rừng về phố. Chị trao hai đứa nhỏ bụ bẫm lại cho em.
Thằng anh sau này thành đạt, vợ con đề huề, chỉ có Mẫn là lận đận. Vì vậy
mà chị muốn dành tình thương rửa mày rửa mặt cho Mẫn. Về quê mở trang
trại, Mẫn lấy được cô giáo dạy mẫu giáo, đẹp người đẹp nết. Chị rất vui vì
trang trại bò sữa ngày càng sinh sôi nảy bốn ở. Từ 4 con bò sữa tiên phong,
nay Mẫn đã có đàn bò hàng trăm con. Chị ngày đêm tối mặt giúp Mẫn kêu
thợ cắt cỏ, quản lý trang trại. Còn gì vui hơn khi ngày Tết, những đứa cháu
từ Sài Gòn về ngôi nhà lớn ở quê cúng ông bà, tíu tít bên “má Ba”. Chị hào