BẾN ĐỢI - Trang 157

Cô Na:

- Vâng! Bác nhớ kỹ thế.

Tôi đáp:

- Bác phải nói dài một chút vậy để cháu tin, bác không phải là bố

cháu. - Tôi cười và nhìn cô Na, nói tiếp - Nếu được cô con gái như cháu,
bác phải làm một trăm mâm cỗ để ăn mừng.

Cô Na:

- Vậy thì cháu tin bác rồi! Chỉ khổ thân mẹ cháu!

Thốt lên xong, cô Na rầu rầu kể về người đàn ông, bố dượng cô, tôi

vừa gặp.

Ông ta lấy mẹ cô năm bà Hồng đã ba mươi tám tuổi. Người đàn ông

này trước làm người gánh thuê trên chợ tỉnh, sau đó bị dạt về chợ thị tứ
cách làng Cổ Lạc bảy cây số, làm phụ tá cho người khán chợ. Nhà có vườn
rau, tứ mùa đều có hoa lợi nên không phiên chợ thị tứ nào bà Hồng không
gánh rau đến đó bán cho được giá. Ông phụ tá khán chợ hay giúp bà Hồng,
khi bày hàng, khi vào xóm xin cho bà xô nước để bà làm tươi rau... Nên hai
người nảy nở tình cảm. Khi bà Hồng dẫn ông ta đến nhà, đặt vấn đề với cụ
Sen và bác Hựu, cụ Sen đồng ý ngay, còn bác Hựu thì thở dài về thân phận
quét chợ của anh phụ tá. Riêng Na, lúc ấy mười chín tuổi, vừa mới cưới
chồng, đã phản đối quyết liệt. Nhưng rồi khi mẹ cô nước mắt chứa chan
mếu máo khóc nghẹn với cô: “Nhà phải có đàn ông con ạ. Nhà ta bốn
người toàn phụ nữ, con đi lấy chồng, chồng con không ở rể. Nhà đã có hai
bà già, sắp tới mẹ cũng già thì biết dựa vào đâu?”. Cô Na nói với mẹ, làng
thiếu gì đàn ông. Bà Hồng bảo cô, không thiếu nhưng họ chỉ chờn vờn tán
tỉnh lợi dụng thôi, bà đã cơ nhỡ, lỡ thì rồi, không lấy ông Húc thì mãi mãi
nhà này không có đàn ông. Nghe mẹ nói bằng nước mắt như thế, cô Na
không phản đối nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.