À ơi... Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím này.
Ngay sau đó, tôi nghe giọng nói của một cụ bà:
- Nó đã biết gì mà cháu ru thế? Đưa con cho bà rồi ra ăn cơm đi!
Có tiếng cụ già nựng và không nghe tiếng trẻ khóc vọng ra nữa.
Chuông điện thoại reo. Thủ trưởng Hớn nhận điện xong, gọi tôi lại,
nói nhỏ ra lệnh cho tôi, báo gấp các trung đội trưởng tập trung bộ đội đi
làm nhiệm vụ đặc biệt. Chỉ mười lăm phút sau đại đội 4 đã nhập vào quân
số của toàn tiểu đoàn, hành quân lên ga thị xã bốc vác hàng quân dụng từ
tàu hỏa chuyển sang xe vận tải quân sự để chuyển vào chiến trường trong
dịp Tết. Đợt công tác đặc biệt của chúng tôi diễn ra trong mười ngày.
Chúng tôi ăn Tết ngay ở ga thị xã.
Trong thời gian này chính trị viên Cư cho tôi biết, cô cháu gái tên là
Hồng của bà cụ Sen mới sinh con ở tuổi chưa đầy mười tám. Cô Hồng là
con liệt sĩ, học rất giỏi và xinh gái. Chính trị viên Cư còn cho tôi biết thêm,
bà cụ Sen góa chồng từ lúc chưa đầy hai mươi tuổi, cụ ở vậy nuôi bác Hựu.
Năm 1954, bác Hựu đi bộ đội và hy sinh ở mặt trận Điện Biên khi bác Hựu
gái đang mang thai cô bé Hồng. Bé Hồng lớn lên là cô gái thông minh,
khỏe mạnh, xinh đẹp. Hai mẹ con bà cụ Sen rất hy vọng. Khi cô Hồng học
lên lớp 10 thì trúng cái giải nhì thi Văn học sinh giỏi toàn tỉnh. Với năng
khiếu sẵn có, với cái lý lịch sáng trong như gương ấy, ai cũng chắc mẩm cô
Hồng không vào học khoa Văn, Đại học Tổng hợp thì cũng đi nước ngoài.
Đùng một cái, cô Hồng bị hoang thai. Con cô sinh ra là một bé gái. Vậy là
nhà cụ Sen lúc này có đến bốn người toàn là nữ.
Sau đợt công tác, trở về nhà cụ Sen, tôi mới được nhìn thấy rõ mặt cô
Hồng. Cô còn quá trẻ. Thật tội nghiệp, ở tuổi này cô đã phải bỏ học, đã