việc
ở đây”.
Việc gì, gặp đối tác ư, chắc là không, bởi chưa bao giờ tôi thấy gã đi
gặp đối tác; gã chỉ làm khâu cuối cùng phê duyệt những giấy tờ, còn giao
dịch đã có em họ gã.
Chúng tôi dừng tại một quán ăn trước cổng một bệnh viện, gã bảo:
“Chúng ta ăn nhẹ chút gì đã, cũng đến lúc đói rồi”.
Tôi vào đó rồi đi vệ sinh. Khi tôi vẫn trong nhà vệ sinh, thấy gã gọi
gấp gáp: “Ông Hàn ơi, xong chưa, tôi buồn quá!”. Là tôi biết gã buồn lắm,
bụng dạ gã không tốt, có lần gã bảo tôi: “Tôi không dám ăn ở nhà ai, ngoài
nhà ông, ăn chỗ lạ, là đau bụng ngay”. Phải rồi, bữa cơm Bến Thành đây,
tôi nghĩ thầm. Lúc trưa, thật tình đã định rủ gã vào một nhà hàng sang sang,
nhưng gã đâu có chịu. Cho chết. Ý nghĩ đó chạy xuyên qua óc tôi những
hai lần cơ đấy. Rồi tôi đi ra chiếc ghế lúc trước gã ngồi. Lúc trước tôi ngồi
dãy bên kia, gã ngồi dãy bên này. Khi chúng tôi đến, quán vắng tanh,
nhưng khi gã vào nhà vệ sinh, thì ào ào, khách đến rất đông. Họ tràn vào
chỗ hắn đã ngồi, chỉ chừa chỗ có cái túi ra. Hắn vào nhà vệ sinh vội đến
mức quên cả cái túi. Cái túi, tôi chưa thấy bao giờ, bởi mỗi lần vào nhà tôi,
gã chỉ mang đúng hai mươi lăm ngàn. Như thể với số tiền đấy, trà đá cũng
đành miễn phí, vì không có để trả thêm, hoặc như thế sẽ không phải tiêu
lạm đến ngoài hai mươi lăm ngàn đồng vậy.
Cái túi tôi thấy gã mang theo từ sáng, lúc đầu tôi nghĩ là giấy tờ, rồi
tôi nghĩ là “đồ nghề”, gã rất ham đánh cờ. Khóa túi đã kéo hết xuống. Tôi
tò mò lật ra. Anh biết là gì không, chao ôi, tiền; tiền nhiều vô kể, toàn tờ
mệnh giá cao, có cả đồng đô la, sao nhiều tiền vậy hả trời?
Đã bao giờ anh có cảm giác nhìn một đống tiền của ai đó chưa? Đặc
biệt tiền của một gã giám đốc giàu sụ, trong khi nhà mình thì vất vả kiếm