BÊN DÒNG SẦU DIỆN - Trang 150

còng lục trong chiếc túi vải lấy ra một quyển sổ mỏng nhét xuống dưới khe
hở bên thành xe. Chị Vân đỡ lấy cuốn sổ đó. Và ngày hôm sau, qua miệng
chị, tôi biết là hôm qua trong xe tù có một tên cướp thư sinh có học vấn, có
chí khí, có con tim ứa lệ yêu thương. Chị đưa cho tôi xem quyển sổ mỏng
của người phạm nhân mà chị đã trò chuyện. Tôi thấy chữ viết trong sổ rất
đẹp, các trang đều viết thơ hoặc trích dẫn nhưng câu phương ngôn có thay
đổi đi ít nhiều, kiểu như “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt/ Còn hơn
buồn le lói suốt trăm năm” hoặc “Anh hùng ắt mang thân tù tội” hay
“Giang hồ gẫy cánh không rơi lệ/ Gông cùm chẳng thối chí nam nhi”...
Nhìn chung cuốn sổ trình bày đẹp, nét viết tài hoa, bay bướm. Câu chữ đọc
lên khá xúc động, có thể gây được chút cảm hoài nào đó với những người
có tâm hồn đa sầu đa cảm. Đọc những dòng chữ ấy chị Vân tôi hình dung
ra ngồi trong xe tù không phải là những tên trộm cướp tầm thường mà là
những anh hùng sa cơ, những hảo hán thất vận, những đại ca mắc bẫy,
những kẻ giang hồ gặp bước truân chuyên. Cuốn sổ ấy làm chị Vân rưng
rưng mất mấy ngày. Tôi hiểu chị, thương chị nhưng chẳng thể nào can
thiệp được vào cái sự nghĩ suy rất trúc trắc và khác người ấy của chị.

Vào đến năm cuối của trường trung cấp, đùng một cái chị theo bạn bỏ

nhà đi vượt biên. Chị sang đến Hồng Kông sau mốc (thời hạn Liên Hiệp
Quốc không tiếp nhận người tị nạn nữa) chỉ có chín ngày. Chín ngày ấy đã
biến thành chín năm chôn vùi tuổi xuân của chị trong trại tị nạn. Thư chị
viết về kể khá chi tiết quãng đường vượt biển của mình. Nào là đoàn tàu
phải tạt vào chân giàn khoan dầu khí đổi vàng lấy nước ngọt, nào dạt vào
đảo tránh bão và phải mò ốc biển nấu cháo với rau rừng ăn qua ngày, nào
chia nhau từng sợi mì tôm nát bét cùng những vụn bánh mì ngấm nước
biển, nào chân vịt bị gãy phải vét đến đồng tiền cuối cùng của tất cả mọi
người trên tàu để mua chân vịt từ một tàu nước ngoài khác, nào đói khát,
nào say sóng, nào nhớ nhà, thương bố mẹ và các em...

Những lá thư sau là tình hình các thuyền nhân tìm mọi cách để được

Liên Hợp Quốc thừa nhận là tị nạn chính trị. Phải là tị nạn chính trị thì
mới được đi nước thứ ba, mới tới được thiên đường. Còn nếu không chứng
minh được điều ấy sẽ bị coi là tị nạn kinh tế. Mà tị nạn kinh tế thì sẽ bị trả

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.