BÊN DÒNG SẦU DIỆN - Trang 34

lửa đỏ cùng những tiếng nổ lúc rời rạc, lúc liên hồi. Hàng chục sắc lính, cả
Pháp lẫn Việt đổ xô đến những địa điểm vừa bị tấn công, cố vớt vát những
gì còn sót lại. Tòa Sứ cũ, tổng kho đạn, trại pháo thủ, bộ chỉ huy Bảo chính
đoàn, Ty công an, bốt điện, bốt Cô Hồn, tất cả hầu như đã bị san phẳng
hoặc xé rách nham nhở. Tiếng súng của lực lượng bảo vệ đường rút cho bộ
đội An Lạc nhỏ dần rồi tắt hẳn ở phía bờ sông Sầu Diện. Cuộc tập kích đã
thành công, đúng như trong kế hoạch. Chỉ có mũi tấn công của Nguyên
Bình là không hoàn thành nhiệm vụ. Mọi người đã không nghĩ ra một mục
tiêu vô cùng quan trọng nữa là nhà thờ An Lạc, nơi có tới 120 dân binh
được tổ chức lại dưới cái tên Đội Ngự lâm quân Công giáo. Tổ ba người
cuối cùng ở lại chặn địch cũng đã chết mất hai. Nguyên Bình cố lết đến
cổng Rồng, nơi dẫn lên ngọn núi Cô Hồn thì kiệt sức. Không còn cách nào
khác Nguyên Bình đành lăn vào một bụi cây đang xòe ra, rậm rạp, nơi chân
núi rồi ngất xỉu sau khi rơi tọt vào một cái hốc nông choèn, được che lấp
bởi rất nhiều cây dại. Cả ngày hôm đó, hàng trăm gót giày chạy qua, chạy
lại chỗ Nguyên Bình nằm mà anh không hề biết gì hết. Cơn sốt đã ấn đầu
Nguyên Bình xuống, đẩy anh chìm vào vô thức.

Tại sao người dân An Lạc lại gọi dãy núi nằm án ngữ giữa thị trấn

bằng cái tên Cô Hồn?

An Lạc xưa kia là trấn Biên Hải, thuộc xứ Câu Lậu. Những đoàn

người đầu tiên đặt chân tới xứ này là các chiến binh của một bà nữ tướng
dưới quyền Hai Bà Trưng. Thời ấy nơi đây chỉ có một dải núi dài như hình
con nghé nằm, xung quanh chân núi là vịnh nông đang được phù sa bồi
đắp. Cùng với sự hiện diện của các chiến binh những xóm làng cũng bắt
đầu mọc lên rải rác dưới chân núi. Từ những xóm làng đầu tiên này dần
hình thành nên các tổng Kha Lâm, Văn Đẩu, Trữ Khê, Phù Lưu, An Lạc,
Phù Liễn... Đến triều đại nhà Trần, địa hạt Biên Hải thuộc huyện Nam
Sách, phủ Kinh Môn, châu Hạ Hồng, trấn Hải Dương. Khi ấy ngọn núi có
hình con nghé có tên là Phù Liễn. Vào dịp thái tử Hoảng đi thị sát vùng
biển, có dừng tại trấn Biên Hải, ra lệnh dựng cột thật cao, treo cờ Đại Việt
trên đỉnh Phù Liễn, từ ấy núi có tên là Cột Cờ. Dân Văn Đẩu xây dựng dưới
chân núi một ngôi đình, gọi là đình Đẩu Sơn. Vào những năm cuối của thế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.