BÊN DÒNG SẦU DIỆN - Trang 38

Cha Phăng rất thích cái tên ấy. Mọi thư từ, giấy tờ của ông trên đầu

đều in dòng chữ: Thị trấn Nét Mặt Buồn, An Lạc, ngày, tháng, năm...

Thị trấn Nét Mặt Buồn bây giờ đang bị cào cấu, rạch xé nham nhở bởi

trận tập kích đêm qua của Việt Minh. Tháp canh trên đỉnh núi Cô Hồn cạnh
đài quan trắc cũng đã bị pháo cối quật đổ. Người Pháp đang rầm rập đưa
nguyên vật liệu lên để sửa chữa lại. Dân thị trấn sau một đêm kinh hoàng
lại trở dậy làm việc bình thường. Quán cháo lòng của bà Cả Ngật không
những không phải đóng cửa mà còn đặt thêm nửa cỗ lòng nữa mới đủ bán
cho đội dân binh nhà thờ. Cha Phăng là khách hàng quen thuộc của bà Cả
Ngật. Cha muốn ăn tiết canh, cháo lòng tại quán chứ không muốn đưa về
phòng. Bao giờ cha cũng ngồi một mình ở gian trong. Bà Cả Ngật chạy ra,
chạy vào phục vụ cha rất tận tình, thỉnh thoảng còn hỏi cha vài câu về tình
hình chiến sự thế nào, lễ hội trong tháng tới ra sao? Cả thị trấn An Lạc có
hai khu vực tập trung giáo dân là khu Nhà Thờ và khu Xóm Đáy. Khi Đức
bề trên của cha Phăng truyền đạo đến đây thì đám dân theo Ngài đầu tiên là
những vạn chài nằm rải rác ở cuối dòng Sầu Diện, nơi dòng sông chuẩn bị
đổ ra biển. Đám dân này khi nhập đạo rồi, liền bỏ thuyền lên bờ ở quanh
khu đất bồi chỗ dòng Sầu Diện vặn mình đổi hướng. Đây là chỗ đất đầu
thừa đuôi thẹo
của An Lạc, là đáy sông nên gọi là Xóm Đáy. Xóm Đáy là
xóm đạo toàn tòng nhưng dân ở đây rất nghèo. Họ lên bờ nhưng không biết
làm ruộng, chỉ biết đan lưới rồi bắt tôm, bắt cá hai bên bờ sông mà sống
qua ngày. Sau này cùng với việc xây dựng tỉnh lỵ, Đức bề trên đã cho xây
ngôi nhà thờ to cao ngay bên một bờ đầm rộng, gần trung tâm thị trấn. Tòa
công sứ xây xong thì nhà thờ cũng được khánh thành. Tòa ngang dãy dọc,
nhà nguyện, nhà bếp, nhà kho, văn phòng, nhà khách, hội trường, sau này
cha Phăng cho xây thêm một gian để máy phát điện nữa, khu nhà thờ trở
thành một quần thể góp phần tạo nên cái dáng vóc như ngày nay của An
Lạc. Nhà thờ xây xong, tín đồ các nơi cũng kéo đến dựng nhà, mở chợ,
thành lập các hội đoàn... ngày một đông đúc. Có điều dân đạo khu Nhà Thờ
giàu hơn dân đạo khu Xóm Đáy. Dân đạo khu Nhà Thờ nếu không là công
chức, binh lính thì cũng là dân buôn bán hoặc làm nghề thợ thủ công. Bà
Cả Ngật về khu này ở từ khi ông Đội Ngật còn sống. Sau khi ông Đội chết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.