trần ở nhà thờ Sixtine
. Swann xưa nay vẫn có cái sở thích đặc biệt là phát
hiện lại trong những tranh của các bậc thầy không chỉ những tính cách
chung cuea hiện thực xung quanh ta, mà cả những gì, trái lại, xem ra khó bề
khái quát hóa nhất, những nét cá biệt của những gương mặt mà chúng ta
quen biết; như vậy, trong chất liệu một bức tượng bán thân của chánh án
Loredano do Antonio Rizzo
tạc, ông phát hiện ra cặp lưỡng quyền gồ lên,
cặp lông mày xếch, những nét rành là giống hệt bác xà ích Rémi của ông;
dưới những lớp màu của một bức Ghirlandajo
, là cái mũi của ông De
Palancy; trong một chân dung của Tintoret
, những sợi đầu tiên của chòm
râu má lấn chiếm phần mỡ má, sống mũi gãy, cái nhìn dõi sâu, đôi mí mắt
sung huyết của bác sĩ du Boulbon. Có thể là, vốn luôn cảm thấy chút hối hận
vì đã khoanh hẹp đời mình trong những quan hệ đài các thượng lưu, trong
trò chuyện xã giao, nên ông nghĩ mình có thể tìm thấy một sự tha thứ độ
lượng nào đó từ những nghệ sĩ lớn, ở chỗ là họ cũng thích thú suy ngẫm,
đưa vào tác phẩm của mình những gương mặt mang lại cho tác phẩm đó một
chứng chỉ độc dáo của hiện thực và đời sống, một hương vị hiện đại; cũng
có thể ông đã để cho sự phù phiếm của đám người thượng lưu nhiễm sâu
vào mình đến nỗi ông cảm thấy cần phải tìm thấy trong một tác phẩm nghệ
thuật xưa những dự báo trẻ hóa ám chỉ đến những cái tên riêng ngày nay.
Ngược lại, cũng có thể ông còn giữ được một bản chất nghệ sĩ đủ để cho
những đặc điểm cá nhân ấy gây thích thú cho ông bằng cách mang một ý
nghĩa khái quát hơn khi ông thấy chúng tách bạch, được nhổ bật rễ và giải
phóng, trong sự giống nhau giữa một bức chân dung xa xưa hơn với một
nguyên gốc mà nó không nhầm thể hiện. Dù thế nào đi nữa, và có lẽ vì
những ấn tượng dồi dào đến với ông từ ít lâu nay và cho dù đó đa phần là do
tình yêu âm nhạc, thậm chí chúng còn làm giàu thêm sở thích của ông đối
với hội họa, ông dã tìm thấy một khoái cảm sâu sắc hơn – và điều này sẽ còn
có ảnh hưởng lâu dài đối với Swann – ở sự giống nhau giữa Odette và nàng
Zephora trong tranh của Sandro di Mariano mà ngưòi ta quen gọi bằng cái
biệt danh bình dân Botticelli
hơn, từ khi cái biệt danh này, thay vì nhắc nhớ
đến tác phẩm đích thực của họa sĩ, lại gợi lên ý niệm phổ cập về nó, tầm
thường và sai lệch. Ông thôi không đánh giá gương mặt Odette theo chất