đến Trúc Ngâm Cư. Hai ngày nghỉ cuối tuần, cô ở lì cả ngày. Cuối cùng,
giáo sư Tô cũng có thể thuyết phục Liễu Địch dọn đến "Sảng Ấp Trai". Ông
nói: "Cả hai gian phòng ở phía Tây đều thuộc về con, con có thể sử dụng đồ
đạc và sách vở tùy ý, Hải Thiên sẽ không tức giận đâu. Chỗ nó ở bây giờ
cũng có rất nhiều sách." Vì vậy, hai gian phòng ở phía Tây trở thành thế
giới của Liễu Địch.
Khi mới dọn vào "Sảng Ấp Trai", Liễu Địch có một cảm giác xa xỉ.
Không phải bởi vì gian phòng này xa hoa lộng lẫy. Ngược lại, "Sảng Ấp
Trai" rất đơn giản. Tường quét vôi màu trắng, nền xi măng sạch sẽ, cửa sổ
lớn khiến căn phòng tràn ngập ánh sáng. Bên ngoài cửa sổ đều là cây trúc.
Buổi trưa, ánh nắng chiếu qua lá trúc lấp lánh. Bên cửa sổ là một bàn sách,
trên bàn là một ngọn đèn làm bằng thân cây trúc. Một chiếc giường gỗ kê
sát vào bờ tường, vỏ chăn màu xanh lục nhàn nhạt được thêu tay bốn con
tiên nga, sải cánh dài trên tầng mây. Trên tường treo một bức tranh vẽ cây
trúc đen rất sống động. Bức tranh không có tiêu đề, cũng không đề tên
người vẽ, nhưng xem ra là tác phẩm của chủ nhân gian phòng này.
Đúng vậy, nơi này rất mộc mạc giản dị, nhưng lại toát ra vẻ cao nhã,
khiến con người có cảm giác hòa nhập vào thiên nhiên. Liễu Địch rất thích
màu xanh lục mát mắt của gian phòng. Buổi tối nằm trên giường, nghe giai
điệu của lá trúc, ngắm nhìn hình bóng của cây trúc và cây hải đường giao
nhau trên tấm rèm cửa màu xanh nhạt, Liễu Địch mới hiểu hết hàm nghĩa
của hai từ "Sảng Ấp"(mát mẻ). Những lúc như vậy, cô bất giác cảm thán
trong lòng: "Người viết ra những câu đối tuyệt tác như Hải Thiên, không
biết là bậc kỳ tài như thế nào?"
Sau khi khám phá "Hải Thiên Thư Ốc", sự ngưỡng mộ của Liễu Địch về
"kỳ tài" Hải Thiên càng tăng thêm mấy phần.
"Hải Thiên Thư Ốc" là một phòng sách nhỏ. Bên trong ngoài một cái
bàn và một cái ghế, bốn bề đều là giá sách. Liễu Địch phát hiện, sở thích
đọc sách của Hải Thiên khác thầy Chương. Ở đây đa phần là sách tôn giáo,