chính trị, địa lý...Những loại sách này gần như vắng bóng trên giá sách của
thầy Chương.
Ngoài ra, nơi này không có một cuốn liên quan đến văn học, văn học cổ
điển, văn học hiện đại hay những tác phẩm vô danh mà người nước ngoài
thích sưu tầm. Không như giá sách của thầy Chương, đều là tác phẩm kinh
điển.
Nhưng cũng khó trách, giáo sư Tô chuyên nghiên cứu văn học cổ điển,
"Kim Thạch Ốc" của ông có rất nhiều sách văn học cổ điển nên con trai ông
cần gì sưu tập mấy thứ đó. Liễu Địch tùy tiện mở ra xem, cô phát hiện mỗi
cuốn sách đều có gạch chân những câu cần nhấn mạnh hay viết lời nhận
xét. Liễu Địch thấy nét chữ quen quen, nghĩ kỹ mới nhận ra giống chữ viết
trên các câu đối ở Trúc Ngâm Cư, đều là bút tích của Hải Thiên. Liễu Địch
không thể tưởng tượng, một người còn trẻ tuổi sao có thể đọc nhiều sách
như vậy?
Sau đó, Liễu Địch tình cờ phát hiện ở một góc giá sách một quyển có tên
gọi "Hải Thiên kỳ ngữ". Đó là một cuốn sách không dày không mỏng, Liễu
Địch xem ngày tháng, cuốn sách xuất bản từ bảy năm trước. Cô mở trang
đầu tiên, đập vào mắt cô là tấm hình một chàng trai trẻ. Chàng trai có mái
tóc đen, bờ trán rộng, sống mũi cao. Điểm thu hút nhất là đôi mắt, đôi mắt
đen nhánh, sáng ngời, tràn đầy sức sống, toát ra nội hàm phong phú và nhiệt
huyết của tuổi trẻ. Đây là một gương mặt tương đối sáng sủa và nam tính.
Liễu Địch bị người trong ảnh hoàn toàn thu hút.
Sau đó, cô nhìn thấy dòng chữ giới thiệu tác giả bên cạnh tấm ảnh: "
Hải Thiên, nam, 21 tuổi, nguyên quán Giang Tô, hiện học khoa Trung
văn đại học Bắc Kinh. Từ nhỏ yêu thích văn học, từng có vô số bài viết trên
các báo và tạp chí. Là người có cách nhìn độc đáo, khả năng quan sát tinh
tế, văn phong sắc bén, tình cảm chân thực. Được coi là tác giả trẻ có triển
vọng nhất trên văn đàn".