vào lửa hoặc trở thành khán giả đứng ngoài bàng quan xem trò vui, gián
tiếp gây tổn thương cho người khác. Thầy Chương quá tài hoa, quá phi
phàm. Người như vậy dễ bị xúc phạm nhất. Có thể lúc thầy lớn mạnh,
người khác sẽ xu nịnh bợ đỡ thầy, nhưng một khi thầy sa cơ lỡ vận, họ sẽ
không do dự chĩa mũi nhọn vào thầy. Nếu muốn nói tại sao, có lẽ chỉ bởi vì
thầy quá xuất sắc mà thôi."
Liễu Địch từ từ bĩnh tĩnh lại. Thầy Chương không chỉ chiến đấu chống
lại số mệnh, mà thầy còn phải chống lại sự tàn nhẫn của xã hội, cuộc sống
và con người. Thử hỏi sao thầy không thương tích đầy mình?
Văn Tuấn lau khô nước mắt, cậu không yên tâm hỏi Liễu Địch:
"Chị...chị có thể nghe tiếp không?"
Liễu Địch gật đầu: "Đừng bận tâm đến chị, em cứ kể tiếp đi!"
Văn Tuấn tiếp tục mở miệng: "Bắt gặp bộ dạng đó của thầy Chương,
trong lòng em rất đồng tình. Nhưng em không biết giúp thầy bằng cách nào.
Chắc chị cũng biết, ngoài chị ra, thầy Chương không nhận sự giúp đỡ của
bất cứ ai..."
"Bởi vì thầy không cần sự đồng tình của bất kỳ người nào." Liễu Địch
cắt ngang lời Văn Tuấn.
Văn Tuấn thè lưỡi: "May mà em không đi giúp thầy. Trong lúc em lưỡng
lự, hiệu trưởng Cao đến nơi. Em vội bỏ đi, nhưng trong lòng vẫn rất bất an.
Buổi chiều trước khi tan học, thầy Chương đột nhiên đến lớp học tìm em.
Thầy đã khôi phục vẻ lạnh nhạt và nghiêm túc thường ngày. Thầy gọi em ra
ngoài hành lang, hỏi em: "Văn Tuấn, sáng mai em có rảnh không?" Em gật
đầu. Thầy lại nói: "Vậy sáng mai em đến trường một chuyến, chúng ta
chấm điểm bảy cuốn tập làm văn cuối cùng."
"Em đột nhiên hiểu ra vấn đề. Thầy Chương đúng là sắp rời khỏi lớp
chúng em, rời khỏi ngôi trường này. Hóa ra hiệu trưởng Cao đi tìm thầy là