Giả thuyết thứ hai. Cuộc bạo động ngụy tạo này là một hành động phô
trương (demars) của cánh “hữu” hùng mạnh, muốn đẩy nhóm trung gian,
tay sai của các quan chức cao cấp lên phía trước, hy sinh chúng cho thành
công đại cục của mình. Tôi cho rằng trong môi trường của các sĩ quan
quân đội, KGB, Bộ Nội vụ có “một đảng Nga” bí mật, thậm chí theo chế độ
quân chủ. Vậy vấn đề đặt ra là đám cánh hữu đó được lợi lộc gì trong
chuyện này? Bởi điều này chỉ gây ra thiệt hại riêng cho họ. Liệu đó có thể
là thắng lợi của nền dân chủ? Theo tôi, trong một bàn cờ chính trị nghiêm
túc, những người “cánh hữu” có cả một loạt chiến thắng chiến lược.
Một là, ĐCS Liên Xô tan rã. Những kẻ thực sự “hữu” luôn luôn căm thù
ĐCS Liên Xô.
Hai là, Liên Xô tan rã. Những kẻ thực sự “hữu” luôn coi việc phục hồi đế
chế Nga là cần thiết, ban đầu là bằng mọi giá, còn sau này là có thể khoét
sâu vào những sai lầm.
Ba là, hạ bệ M. X. Gorbachov và củng cố địa vị cho B. N. Eltxin. Eltxin
lúc đó đang được “cánh hữu” phò tá.
Bốn là, tiến hành đánh thăm dò.
Năm là, đó là giao nộp cho “cánh tả” những phần trách nhiệm mà họ đã
giành được cho minh, song chưa thể làm được điều gì cả.
Giả thuyết thứ ba. Đó là trò chống Gorbachov của phái “đổi mới”
Lukianov (một quan chức trong bộ máy của đảng, từ năm 1987 là Bí thư
BCHTW ĐCS Liên Xô, đồng thời là Vụ trưởng Các cơ quan hành chính
(mật vụ, cảnh sát); từ năm 1988 là Phó chủ tịch thứ nhất Đoàn chủ tịch Xô
Viết Tối cao Liên Xô; từ năm 1989 là đại biểu nhân dân Liên Xô, Phó chủ
tịch thứ nhất Đoàn chủ tịch Xô Viết Tối cao Liên Xô; từ tháng 3 năm 1990
đến cuối tháng 9 năm 1991 là Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô Viết Tối cao Liên
Xô; bị bắt giam vì đã tham gia ủy ban quốc gia về tình trạng khẩn cấp; hiện
nay là đại biểu Viện Đuma quốc gia) và của Ianaiev nhằm giành chính
quyền, đi theo chủ nghĩa tư bản.