chuyển từ KGB sang Bộ nội vụ dường như là để tăng cường cho cơ quan
này. Trong năm 1981, cục 4 và các vụ có chức năng tương đương chuyên
trách thông tin được tái thành lập trong biên chế KGB Liên Xô và ở các địa
phương. Ngoài ra, vào năm 1985, người ta còn đề ra nguyên tắc mới: nếu
trước đây, một cán bộ được phép tiếp cận với những thông tin chiến dịch có
thể yêu cầu và nhận được tin tức về bất kể công dân nào, thì bây giờ điều
đó chỉ có thể được thực hiện thông qua Matxcơva. Điều này nói lên rằng
trước khi xảy ra những sự kiện rất quan trọng, thì đã có ít nhất 150 người
cán bộ có năng lực bị điều khỏi cơ quan KGB Trung ương; rằng nhiều kẻ
tân binh thiếu kinh nghiệm được bổ sung và đồng thời, thời điểm thuận lợi
cho những kẻ hám danh cũng xuất hiện; rằng việc tiếp cận với hồ sơ của
những âm mưu đã trở nên khó khăn.
Đối diện với hiện thực mới trong những năm “cải tổ”, nhiều nhân vật đại
diện của ngành tình báo đã có những cách xử sự khác nhau. Một mặt, họ
tung hỏa mù qua các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt khác, một số
quan chức cao cấp chơi trò “cải tổ”. Trên báo chí, họ chửa rủa ủy ban là
hung bạo. Phải có ai đó ra lệnh đứng ra bảo vệ thanh danh của nó, bảo vệ
“những biện pháp tích cực” của nó đối với đất nước chứ? Thay vào đó, họ
chơi trò “im lặng là vàng”. Thay vì những câu trả lời cụ thể cho những vấn
đề đặt ra, họ tiến hành trò phản tuyên truyền lươn lẹo, vô nghĩa. Hệ thống
kiểm duyệt cấp trên đối với bất kỳ sáng kiến nào đã trở nên chặt chẽ tới
mức không một nhân viên phản gián nào, cho dù ở cấp Trung ương hay ở
cơ quan địa phương, cho dù sử dụng bút danh, được viết các bài bào chữa
về Chêca (ủy ban đặc biệt toàn Nga) hay KGB. Còn những người dân bình
thường thì coi đó như là sự mâu thuẫn của cơ quan tình báo và báo chí.
Người ta đã tiến hành việc chuyển hướng bộ máy sang một công việc
không theo lĩnh vực hoạt động chủ yếu. ủy ban vướng vào một quá trình
phục hồi danh cho đông đảo cán bộ của mình. Đó là một việc làm không
thể chấp nhận đối với ngành tình báo. Cán bộ không phải là miếng cao su,
hơn nữa, những người của ủy ban đã đấu tranh chống chọi với sự đổ vỡ của
đất nước, sự sa sút của nền kinh tế quốc dân. Việc phục hồi danh dự đã