sự phản cảm. Nhưng đó không phải là sự ngu dốt, mà là một đường lối có
chủ mưu của bè lũ Gorbachov”.
Nhiệm vụ của A. N. Iakovlev còn là tìm kiếm, thiết lập và củng cố
những cây cầu nối liền giữa các nhà Xô Viết học phương Tây với “đám bồi
bút” ở Liên Xô. Không thể nói rằng trong nước không biết đến lý luận của
những phương pháp như vậy, mà chính là chúng ta đã không có một cơ chế
tin cậy để chống lại nó. Lý luận đó bao gồm:
- Tuyên truyền “trắng”: “được tiến hành công khai cho tất cả và theo
những kênh chính thức, nguồn gốc của nó không che dấu bản tính của mình
và thể hiện rõ ràng bản tính đó”.
- Tuyên truyền “xám”: được tiến hành theo những kênh mà bản tính đích
thực của nó được giấu kín”
- Tuyên truyền “đen”: dành cho những nhân vật và các nhóm thính giả
mà phương thức tuyên truyền đó nhắm tới”.
Tính chất công khai của các nguồn Xô Viết học phương Tây, việc thúc
đẩy sự hợp tác giữa những phóng viên mang tư tưởng thân phương Tây
“chín chắn” nhất và “đồng nghiệp” của họ với những người có cùng học vị
khoa học, rồi sau đó, theo hiệu ứng domino, là với những người khác, trước
hết là những “thợ viết” có quán tính trung dung để dẫn đến sự chuyển hóa
thành những bài viết “nổi loạn” mà trước đó bị từng cấm đoán. Chỉ có ở
phương Tây người ta mới viết: “Mọi đế chế, sớm hay muộn, đều bị diệt
vong!” (Nguồn: The Soviet Union & the Challenge of Future? P. 345 vol. 1,
Ed by A. Stromas & Kaplan. N-Y, 1988). Và các tổ chim của Iakovlev đang
ngoan ngoãn nhắc lại câu thần chú đó. Nếu như ở phương Tây người ta đã
từng viết trong cuốn tạp chí Xô Viết học “Nghiên cứu Xô Viết” rằng
“Nguồn lực tài chính và những nguồn lực khác được phân phối cho các
nước cộng hòa không phù hợi với sự tối ưu kinh tế mà theo những khía
cạnh chính trị” (Nguồn: Soviet Studies, N-1, 1968), thì tại sao không khẳng
định điều đó cách đây 20 năm về trước, hơn nữa, điều này không chỉ liên
quan tới các nhà dân chủ, mà còn liên quan tới những người yêu nước Nga