toàn. Cùng với chúng còn cả loạt trang thiết bị… Nhiều viện nghiên cứu
quốc phòng giá trị bị đóng cửa. Nhiều chuyên gia giỏi phải chuyển việc.
Quân số của lực lượng vũ trang trong những năm 1955-1960 bị giảm
3.980.000 người. N. X. Khrusov đã ngụy trang sự phản bội của mình bằng
việc giải trừ quân bị. Kinh nghiệm này của ông ta, về sau này, đã được M.
X. Gorbachov, B. N. Eltxin… vận dụng.
Hành vi tội lỗi cuối cùng của N. X. Khrusov – bản báo cáo tại đại hội
XX Đảng Cộng sản Liên Xô. Theo quan điểm của những người khác từng
nghiên cứu những sự kiện trong lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô, việc tác
động tư tưởng và tinh thần đối với Đảng và nhân dân đang được đưa lên vị
trí hàng đầu. Cần lưu ý tới một thực trạng là không có một tổ đảng nào, cho
dù nhỏ nhất, của Đảng Cộng sản Liên Xô phát biểu phản đối bản báo cáo
của N. X. Khrusov. Chính do không có một phản ứng nào trong nội bộ
Đảng Cộng sản Liên Xô đối với hành động của N. X. Khrusov bôi nhọ I. V.
Xtalin mà bản Quyết nghị của BCHTW Đảng Cộng sản Liên Xô “Về việc
khắc phục sự sùng bái cá nhân và hậu quả của nó” đã được thông qua ngày
30 tháng 6 năm 1956.
N. X. Khrusov luôn có những hành động phụ họa với kẻ thù bên ngoài.
CIA đã có được toàn văn bản báo cáo và cho công bố nó vào tháng 6 năm
1956 với lời tựa “Chính những người Nga công nhận sự tàn bạo của mình”
và ngay trong bài này còn đưa ra câu hỏi: Liệu đây có phải là phản ứng
đồng thuận đầu tiên của BCHTW ĐCS Liên Xô với cơ quan mật vụ
phương Tây?
Không thể tin cậy N. X. Khrusov trong bất cứ việc gì: “Trong những
năm 1950, CIA (và tất nhiên cả FBI) đều thận trọng lần tìm nguồn gốc rò rỉ
thông tin từ giới lãnh đạo Mỹ. Chính những lời ba hoa của Khrusov và một
số chính khách – những người thường xuyên đưa nội dung một số tài liệu
có được từ K. Fillby vào bài phát biểu của mình, đã buộc CIA lần cho ra
được vụ này. Khrusov lúc đó thường tuyên bố: “Tổng thống Mỹ chỉ biết lo
nghĩ, còn trên bàn làm việc của tôi đã có thông tin về việc đó”. Rõ ràng,