định về chính trị. Sự thống trị của Xô Viết còn bị thách thức ngay tại vùng
thứ hai và ba. Hàng trăm nghìn người tham gia tuần hành tại “các nước
cộng hòa” Xô Viết Armeni và Azerdbaidzan để ủng hộ những yêu sách về
lãnh thổ cũ. Những người Hồi giáo ở các nước cộng hòa Trung Á đang tiến
hành biểu tình đòi tự do tín ngưỡng. Những người Estoni đã thành lập Mặt
trận dân tộc tương tự như một đảng chính trị thứ hai.
Mục tiêu cuối cùng của học thuyết giải phóng cần được hiện diện trong
quá trình xóa bỏ đế chế Xô Viết, mở ra trước hàng trăm triệu người một
khả năng định chế dân tộc tự quyết. Bằng cách này, sẽ hiện thực hóa được
hai ý định cơ bản – đó là trao quyền tự quyết cho các dân tộc này và củng
cố nền an ninh của phương Tây.
Vào thời điểm Reagan lên nắm quyền, Mỹ đã từng ủng hộ phong trào
kháng chiến của những người Modzahed ở Afghanistan. vào năm 1986, Mỹ
đã từng hỗ trợ cho các phong trào kháng chiến vũ trang ở Afghanistan,
Angola và Nicaragua. Dựa vào sự hỗ trợ này, bao gồm việc cung cấp các
tên lửa phòng không và chống tăng hiện đại, các nhóm kháng chiến đã buộc
đối phương có ưu thế trội hơn về trang bị phải chấm dứt những hoạt động
quân sự.
Những người Modzahedin ở Afghanistan thậm chí đã buộc Matxcơva
đưa ra tuyên bố về việc rút quân đội của mình ra khỏi Afghanistan. Đây là
thất bại đầu tiên của Quân đội Xô Viết kể từ sau Chiến tranh thế giới II.
Nếu Quân đội Xô Viết sẽ rút quân theo những thời hạn đã tuyên bố và một
Afghanistan phi cộng sản ra đời, thì đó sẽ là một đòn quân sự và tâm lý
đáng sợ đối với Matxcơva.
Hơn nữa, sau khi thành lập đài phát thanh “Radio Marti” theo kiểu của
“Châu Âu tự do”, chính quyền Reagan đang kích động phe đối lập chính trị
tại Cuba. Từ năm 1985, chính quyền đã thực hiện sự hỗ trợ tài chính bí mật
cho Công đoàn “Đoàn kết” ở Ba Lan và các nhóm đối lập khác của Ba Lan,
cũng như đã hỗ trợ dưới hình thức bí mật đưa vào Ba Lan những văn bản