đảng – đoàn hoặc được tuyển mộ lúc đầu làm người cung cấp tin. Sau đó
qua các trường lớp chuyên môn của KGB: như ở Lêningrad và Minxk (hiện
nay là Học viện KGB); ở Mátxcơva và Novoxibirxk (hiện nay là Viện Tái
đào tạo và nâng cao chuyên môn cho cán bộ của FSB Liên bang Nga); ở
Orion, Xverdlov, Tbilixi. Sau đợt thực tập và thực tế người ta sẽ “phân
hướng” cho từng trung úy. Gebist (thuật ngữ đồng nghĩa với “người của ủy
ban”) hoàn thành những nhiệm vụ độc lập; thăng quân hàm; cố gắng được
thăng chức để hoặc về công tác tại một cơ quan trung ương hoặc về hưu với
hàm đại tá, mà chưa chừng ma xui quỷ khiến lại có hàm tướng cũng nên.
Để được như vậy thì hoặc là tỏ ra mẫn cán với công tác đảng hoặc là bí mật
uống rượu vodka với thủ trưởng hay với những người từ Mátxcơva đến.
Những người của ủy ban không dính líu sâu với xã hội Xô Viết, họ được
tôi luyện theo cách riêng. Rõ ràng là rất kín đáo. Đây là một vài ví dụ:
Kẻ đảo ngũ vào những năm 1990: “Mikhain Butkov đã luôn luôn cố
gắng trong mọi lúc mọi nơi là người đứng đầu. Sinh ra trong một gia đình
sĩ quan thuộc Cục Tình báo quốc gia…
Đại tá KGB Trưởng Văn phòng Tổng cục I KGB (Tình báo ngoại biên)
O. A. Gordievxki ở Anh, đã làm việc cho người Anh và người Mỹ, đảo ngũ
năm 1985. “… Có cha khi đó là đại tá Cục Huấn luyện Bộ Nội vụ…”, có
người em đang phục vụ trong KGB.
Chỉ huy Cục “K” của Tổng cục I KGB (Phản gián ngoại biên), thiếu
tướng O. D. Kalugin – hiện đang sống tại Mỹ – bố của ông ta “vào năm
1955 bị sa thải khỏi Bộ An ninh quốc gia, nơi mà ông ta có chức trách bảo
vệ ban lãnh đạo Lêningrad”.
Chỉ huy trưởng Vụ Phân tích – Thông tin (Tổng cục I KGB) đại tá, phó
tiến sĩ sử học M. P. Liumov: “Bố (…) cán bộ cơ quan an ninh, vào năm
1937 bị trấn áp, sau được thả tự do và bị đuổi khỏi ngành. Suốt chiến tranh
đã ở mặt trận, được cử vào cơ quan phản gián quân sự, làm việc ở đó tới
năm 1950”.