có người của ông ta điều hành – tướng KGB Geida Aliev, là người quan
tâm tới những cải cách thị trường và từng kêu gọi để “những sáng kiến thời
Xtalin đua nở”.
Để khẳng định điều này, những nhân chứng khác nói rằng: “Một số
người coi Andropov là người Do Thái và theo chủ nghĩa tự do kín đáo.
Những người khác – là người yêu nước và kín tiếng. Một số người tin rằng
việc ông ta lên nắm quyền thì trong nước sẽ có những cải cách. Những
người khác thì họ chờ đợi sự lặp lại của những năm 1937. Một người kín kẽ
nhất trong số các Tổng Bí thư. Một nhà hoạt động sâu sát nhất với nhân
dân. Một chủ tịch đáng kính nhất của KGB”; “Hơn nữa, nếu có đi tới đánh
giá tính cách của Andropov với tư cách là chủ tịch KGB theo quan điểm
của chuyên ngành hẹp, (…) thì trong trường hợp này thái độ đặc biệt tôn
kính từ phía bảo vệ chính trị của quốc gia tư sản đối với ông ta vẫn chưa
thật rõ ràng. Một số quyết định từng được Andropov thông qua nhằm bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, theo quan điểm nghề nghiệp là chưa đủ tầm,
bởi trong thực tế chúng đưa đến kết quả ngược với những dự định. Ví dụ,
như dưới thời Andropov việc trục xuất những kẻ được gọi là chống đối đã
trở thành mốt, (…) Tuy nhiên, khi ra tới nước ngoài những người này ngay
lập tức tập hợp thành những trung tâm tuyên truyền chống Xô Viết và tham
gia tích cực những hoạt động chống Liên Xô bằng sức mạnh của toàn bộ
những phương tiện kỹ thuật của những ông chủ mới. Lẽ nào đó là sự
chuyên nghiệp?
Hoặc ví dụ, để củng cố nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, Andropov đã
thông qua Bộ Chính trị BCHTW một quyết định, theo đó việc kiểm tra qua
các kênh chuyên môn của KGB đối với các nhân vật vào làm việc trong
những tổ chức đảng được hủy bỏ. Nền pháp chế đã được củng cố, nhưng
cũng vì thế mà bất cứ kẻ hám danh, trục lợi…, những kẻ có vết đen trong
tiểu sử nào cũng có thể thâm nhập được vào cơ cấu chính trị. Theo thời
gian, thậm chí ngay trong Bộ Chính trị cũng có những hoạt động do thám
về ảnh hưởng của các đối thủ chính trị của Liên Xô được tiến hành một
cách công khai.