Chủ tịch thứ nhất Ngân hàng Trung ương Nga, trung tá Georgi
Matiukhin: “Tôi thực sự lớn lên trong gia đình Chêka. Bố tôi ban đầu là lái
xe, sau phụ trách đội xe của Bộ dân ủy Nội vụ. Một người con khác của
ông – Matiukhin Vladimir Geogievich – làm Phó tổng giám đốc FAPSI.
Hiệu trưởng một trường của KGB thiếu tướng X. A. Orlov – con rể của
đại tướng N. P. Emokhonov Phó chủ tịch thứ nhất KGB Liên Xô.
Rốt cuộc, hiện tượng này đã trở thành hệ thống tới mức có tác dụng
ngược: “Mọi người lảng tránh họ: anh sẽ không thấy người của “tổ chức”
trong bất cứ nhóm bạn bè nào tụ tập tại buổi liên hoan, thậm chí trong
nhóm quý tộc của bộ máy tổ chức đảng hay của các nhà ngoại giao; chỉ có
những nhóm đồng nghiệp với họ trong các cơ quan cảnh vệ của Bộ Ngoại
giao, Viện Kiểm sát, Tòa án là không tránh mặt các gerbist”.
“Trong KGB luôn tồn tại một mối tương trợ và liên kết bền chặt. Ở đây
người ta kết thành gia đình và không muốn bất cứ người ngoài nào nhập
hội; còn con cháu họ thường được bố trí vào làm ngại trong hệ thống đó”.
Như các nhà khoa học nhận xét hiện tượng đặc biệt này rằng “… loại
hình hệ thống vững chắc sinh ra tính chất biệt lập và cản trở sự phát triển
của chính nó. Khi đẩy sự vững chắc đó đến tận cùng logic cũng có nghĩa là
vào ngõ cụt của tiến hóa, là cái chết và là cái được khẳng định bằng quá
trình suy đồi đang diễn ra trong cộng đồng như thế”.
Cũng có dăm ba người từ đám tầm thường đó leo được lên tầng lớp tinh
hoa, trở thành nhân vật đáng kể:
Andropov Iuri Vladimirovich – đại tướng Chủ tịch KGB Liên Xô: “Ông
ta là loại người hai phải, ba phải và thậm chí là bốn phải trong quan điểm
của mình. Ông ta đã phát ra những tín hiệu khác nhau cho các tầng lớp dân
chúng khác nhau: đã từng bảo kê Liubimov và nhà hát của ông này trên phố
Tagan và đồng thời rất tàn ác với những người chống đối (dissident), đã
từng cho qua vụ rượu vodka rẻ tiền và kêu gọi đấu tranh với những kẻ lang
thang, những kẻ say rượu, đã từng đấu tranh với những kẻ ăn hối lộ ở
Taskent và Mátxcơva, nhưng lại làm ngơ bọn ăn hối lộ ở Azerbaidzan, nơi