Tatiana sang Paris theo lời mời của người cậu ruột là họa sĩ vẽ
chân dung Aleksandr Iakovlev, chừng hơn một năm rưỡi, trước khi
làm quen với V. Maiakovski. Song chỉ sau một thời gian ở Paris ngắn
ngủi đó, Tatiana đã kịp tỏa sáng, có nhiều bạn hữu, được không ít
người mến mộ.
Và thế là vào một buổi tối mùa thu năm 1928, Tatiana gặp V.
Maiakovski. Nàng viết thư về Penza cho mẹ, kể:
“… Người ta mời con tới một ngôi nhà chỉ để làm quen. Đó là vào
ngày 25 tháng 10. Từ hôm ấy đến ngày 2 tháng 11 (ngày anh ấy
về nước), ngày nào hai chúng con cũng gặp nhau, và con rất thân
với anh ấy. Nếu có khi nào con đối xử tốt với 'những người mến
mộ' con, thì người đó chính là anh ấy; dĩ nhiên là vì tài năng của anh
ấy; song cái chính là vì cách cư xử hết sức cảm động, cảm động đến
lạ lùng, của anh ấy đối với con…”
Ở
đây có sự nhầm lẫn rõ rệt. V. Maiakovski rời Paris không phải
ngày 2 tháng 11, mà là muộn hơn nhiều – ngày 3 tháng 12. Đợt gặp
gỡ đầu tiên của họ kéo dài hơn một tháng…
V. Maiakovski, theo khẳng định của những người đương thời, gần
như không rời cô gái vừa quen. Chàng gặp nàng hàng ngày. Thời gian
biểu quen thuộc của cuộc sống chàng thay đổi hẳn. Có thể thấy
điều đó qua trao đổi thư tín. Trong một tháng rưỡi sống ở Paris, V.
Maiakovski chỉ đánh điện, chứ ít gửi thư về Moskva cho hai vợ
chồng Brik. Và nội dung của bảy bức điện ấy cũng chỉ mang tính
chất thông tin đơn thuần. V. Maiakovski chỉ gửi về địa chỉ phố
Gendrik (nơi Lilia Brik đang sống) hai bức thư. Bức thứ nhất –
ngày 20 tháng 10 năm 1928 (trước khi gặp T. A. Iakovleva), bức thứ
hai – ngày 12 tháng 11. Trong thư chủ yếu nói về các ưu điểm của