hệ yêu đương, chàng đã đề nghị Elli Johns gửi thư về Moskva cho
chàng theo địa chỉ chị gái chàng là Olga. Patricia nhắc lại lời mẹ:
“Maiakovski hơi sợ người phụ nữ đó (tức Lilia Brik – V. Skoriatin ), đã
gọi chị ta là 'thiên tài dữ dằn' của cuộc đời nhà thơ. Nhà thơ sống
không thể thiếu chị ta, song chung sống với chị ta thì cũng không
thể…”
Không hiểu tại sao tạp chí “ Tiếng vọng hành tinh ” lại đặt ở đó dấu
ba chấm? Tại sao, như sau này tôi biết được, ban biên tập lại cắt
bỏ khỏi bài viết của S. Babich một câu có thể nói là quan trọng
nhất? Trong bản thảo của S. Babich, sau câu “song chung sống với
chị ta thì cũng không thể”, S. Babich viết: “Maiakovski ngờ rằng
mỗi bước đi của chàng đều bị Lilia Brik báo cho Bộ Dân ủy Nội vụ
biết. Patricia, người mà tôi (S. Babich) gọi theo tập quán Mỹ, không
biết chính xác nhà thơ đã kể với mẹ cô những gì về Brik, nhưng
chàng đã khiến cho mẹ cô kinh sợ người đàn bà đó, và nỗi sợ này đeo
đuổi gia đình mẹ con cô nhiều năm trời”.
Đó, khi bạn đọc biết được câu then chốt đó, thì tất cả trở nên
sáng tỏ.
Trước hết, nói về sự cởi mở thành thực đến mức lạ lùng, vốn
không phải là bản tính, của Maiakovski. Chỉ có một sự kiện bất
thường, - cái chết của Khurgin vô tội, người suýt nữa làm hỏng
chiến dịch của “những người lính của Dzerzhinskii”, - mới khiến
nhà thơ thổ lộ một trong những bí mật của tâm hồn mình với một
người chưa quen biết lắm.
Maiakovski phải đoán biết sự thật trong tai họa ở New York kia,
thì ta mới giải thích được, tại sao chàng không hề phản ánh trường
hợp đó trong sáng tác của mình. Bởi lẽ, cả Khurgin lẫn Sklianskii,