sự thật về nhà thơ
có chỗ dựa là sự đánh giá của Stalin (rằng V.
Maiakovski là “nhà thơ ưu tú, tài năng nhất”), các hoàn cảnh phụ
(như việc bắt giữ và xử bắn Phó tư lệnh Quân khu Leningrad V. M.
Primakov, người từng chung sống với L. Brik - làm chồng L. Brik
trong thập niên ba mươi), nhưng cái chính là người ta muốn rằng
V. Maiakovski phải là một mẫu mực làm gương cho kẻ khác. Nhưng
sau này, mãi về sau này, khi lịch sử đã bước sang thời kỳ hoàn toàn
khác, tại sao Lilia Brik vẫn không bị lương tâm nhắc nhở, vẫn không
khắc phục nổi chỗ yếu thời xưa, để nói rằng vâng, từng có T. A.
Iakovleva… Tại sao hiểu rằng V. Maiakovski thuộc về toàn dân, mà
bà ta lại cứ khăng khăng che giấu sự thật về nhà thơ? Quả thật
không thể hiểu nổi. Đó là do cái ý thức tiểu thị dân không thể dung
hòa với thực tế ngoài ý muốn, hay đó là ý nguyện tự nhiên của mọi
phụ nữ muốn mình là người yêu duy nhất của nhà thơ?
Thư ký văn chương của nữ sĩ A. Akhmatova là Anatolii Naiman kể
lại lời của nữ sĩ: “Khi Roman Iakovson đến Moskva lần đầu tiên
(bấy giờ Stalin đã chết), thì ông đã là một nhà Slavơ nổi tiếng thế
giới, đón ông tại chân cầu thang máy bay là người của Viện hàn lâm
khoa học, tất cả rất long trọng. Bỗng Lilia Brik vượt qua hàng rào,
kêu to: Roman, đừng nói lộ ra đấy! Bà ta chạy tới đón” .
Cuối cùng, hiểu rằng không thể giữ kín mãi bí mật, dường như
để cứu vãn danh dự của mình, Lilia Brik đồng ý công bố bài thơ.
Thế là Thư gửi Tatiana Iakovleva được in trên tạp chí “ Novyi mir ” (
Thế giới mới
).
Như ta biết, V. Maiakovski là người kín đáo. Ngay cả với những
người rất thân, chàng cũng không trò chuyện những gì liên quan đời
tư của mình. Những người cùng thời với nhà thơ đều biết nét tính
cách đó. Chàng không bao giờ nói về cuộc sống sắp tới của mình.