được phép mang loại súng nhãn hiệu “Baiiard”. Rõ ràng các sĩ quan
OGPU khi viết giấy đã lẫn lộn số của khẩu Browning với khẩu
Baiiard. Như vậy, súng của nhà thơ là khẩu Browning số 268979.
Còn khẩu Mauzer nói trong biên bản là của người khác. Có lẽ là của kẻ
đã bắn nhà thơ chăng?
Để loại trừ mọi phỏng đoán về sự lơ đễnh của công an, tôi xin nói
ngay: Các khẩu súng ngắn khác hẳn nhau về nhãn hiệu. Mauzer
(sản xuất ở Đức), mẫu 1910/14, cỡ 7,65, có ghi nhãn “Mauser Werke
A.G. – Oberndorf N”; Browning (do Bỉ sản xuất) mẫu 1900, cỡ 7,65,
có ghi nhãn: “Fabrique – Nationale – Herstal – Liege Browning
patent”. Chúng còn khác nhau về cấu tạo nữa.
Hồ sơ lưu trữ của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô. Kho 57,
op.1, d. 50.
Tôi nhớ đến kết luận đanh thép của ban giám định, đăng trên
tờ “ Literaturnaia gazeta ” ngày 4 tháng 12 năm 1991 – súng bắn “từ
cự li bên sườn, thẳng từ đằng trước ra phía sau và hơi chếch từ phải
sang trái gần như trên mặt phẳng nằm ngang (tôi tô đậm – V.
Skoriatin
). Thật tiếc rằng gã Maslov xảo quyệt chỉ vì muốn nổi
tiếng mà đã lôi kéo một viện nghiên cứu khoa học và hai cán bộ của
viện đó I. Kudeshev và E. Safronovskii vào cuộc giám định phiêu lưu
kia.
V. A. Katanian
Những ngày cuối cùng. “Slovo”, 1991. số 7, tr.
59-60.