mà người phụ nữ này hoàn toàn không quen biết gì với Maiakovski)
cứ nằm xen lẫn với các tài liệu chủ chốt, như bức thư tuyệt mệnh
của nhà thơ chẳng hạn. Tóm lại là tập hợp tất cả những gì theo dõi và
thu thập được trong năm 1930, rồi cứ thế gửi đi, chẳng sắp xếp
cho logic gì hết. Nghĩa là yêu cầu của Ezhov khiến cho Agranov bị
bất ngờ. Nhưng đó chỉ là ấn tượng đầu tiên và sai lầm…
Trong một chương ở phía trên, tôi đã nghi ngờ giả thuyết cho
rằng Lilia Brik tự dưng nảy ra ý muốn viết thư gửi Stalin. Tất
nhiên Agranov đã được Lilia Brik báo cho biết trước về bức thư gửi
lãnh tụ. Hơn thế, bây giờ tôi có căn cứ để khẳng định rằng chính
Agranov đã trao bức thư của L. Brik, nói như người ta thường nói, tận
tay Stalin. Sự trùng hợp này liệu có tình cờ không đây: ngày 25 tháng
11, nhân dịp phong chức cho một số cán bộ cao cấp của Bộ Dân ủy
Nội vụ, Ia. Agranov cùng với họ được mời vào phòng làm việc của
Stalin,
và cũng hôm đó có quyết định nổi tiếng của Stalin về bức
thư kia…
Tóm lại, người đỡ đầu của gia đình Brik, có lẽ đã mách nước cho
Lilia Brik gửi thư lên lãnh tụ (người ngay sau Đại hội nhà văn lần thứ
nhất, như ta biết, đang cố tìm xem nên dành vai trò “nhà thơ Xô
viết vĩ đại” cho ai). Agranov tin chắc vào kết quả tốt đẹp của việc
đó và dự kiến rằng “cấp cao nhất” nhân đấy có thể sẽ quan tâm
đến cái chết của Maiakovski, do vậy, cần chuẩn bị sẵn một số tài
liệu chứng minh vụ tự sát của nhà thơ là vì “các nguyên nhân thuần
túy riêng tư”, đồng thời tô đậm mối quan tâm của “tổ chức” muốn
bảo vệ nhà thơ khỏi các hành động “hớ hênh” lúc còn sống (như
quan hệ với ngoại kiều, với phụ nữ) và khỏi các lời đồn đại tầm
thường sau khi chết.