toàn bộ, bởi vì chính các tài liệu đã buộc tôi phải nghi ngờ giả thuyết
cho rằng nhà thơ tự sát, và đưa ra giả thuyết trái ngược. Và không
phải là giả thuyết “bị giết chết”, mà là bị bức tử, như thế chính xác
hơn, bởi nó bao hàm không chỉ sự loại bỏ trực tiếp về thể xác một con
người, mà còn cả việc đẩy người đó tới bước đi đáng sợ.
Al. Mikhailov rõ ràng không đúng, khi cho rằng tôi “chỉ tin vào
giả thuyết tự sát, không phải lúc nào cũng chú ý đến các tài liệu và
bằng chứng trái ngược với giả thuyết ấy. Ví dụ, Al. Mikhailov viết
tiếp, tôi không tính đến rằng “trong hồi ức của V. Polonskaia (và
không riêng V. Polonskaia) nói về tình trạng tâm thần bệnh hoạn
của Maiakovski trong những ngày cuối đời”. Quả thực nhiều hồi
ký có nhận xét chung như thế, nhưng trong hồi ức của V.
Polonskaia mà tôi đã đọc hàng trăm lần trước khi nó được in, tôi
thấy có điều khác quan trọng hơn nhiều…
Rõ ràng là vì vội nộp bản thảo chuyên khảo cho kịp năm kỷ niệm
1993, nên Al. Mikhailov chưa kịp đọc các bài báo của tôi đăng trên “
Nhà báo
” trong hai năm 1992-1993, trong đó tôi giới thiệu với bạn
đọc chính những tài liệu xưa nay chưa biết, những tài liệu mang tính
then chốt để hiểu đúng hoàn cảnh xảy ra cái chết của Maiakovski.
Tôi muốn nói đến hồ sơ hình sự “Về vụ tự sát của V. Maiakovski”
và những tài liệu tuyệt mật của OGPU về cái chết của nhà thơ.
Chính những phát hiện đó không chỉ củng cố sự nghi ngờ của tôi
đối với giả thuyết chính thống cho rằng nhà thơ tự sát, mà còn
cho phép ta có cái nhìn mới về hồi ký của V. Polonskaia (hồi ký
mà Al. Mikhailov trách tôi không chú ý đến).
Al. Mikhailov cũng trách tôi không tính đến “cuộc giám định
đúng chuyên môn” đã “xác nhận” nhà thơ tự bắn vào mình. Sao có