Theo giấy tờ và xác nhận của những người quen biết
Maiakovski, nhà thơ có chính khẩu Browning đó và khẩu Baiiard, chứ
không hề có khẩu Mauzer. Tại sao khẩu Mauzer lại có ở trong phòng
của nhà thơ? Tại sao sau khi kết thúc điều tra, ở OGPU lại có ai đó
thay khẩu súng? Và cuối cùng, khẩu Mauzer ấy đâu rồi? Bởi nếu
ai đó mang khẩu Mauzer đến, rồi bỏ quên bên xác nhà thơ, sau đó
sửa lỗi lầm bằng cách lấy lại khẩu Mauzer của mình và nhét vào
bao súng khẩu Browning của nhà thơ, thì một khi ta tìm được người
chủ của khẩu Mauzer, ta sẽ biết đó là kẻ đã bắn nhà thơ…
Nghĩ đến sự lắt léo ấy, tôi quyết định trước tiên phải biết
khẩu Mauzer khác khẩu Browning ở điểm nào? Để làm gì? Thì vỏ đạn
còn đó, khi thay súng sẽ phải thay cả vỏ đạn chứ. Không hề! Hóa ra
là đạn do hãng “Gustav Genshov và K
0
” nổi tiếng sản xuất dùng
được cho loại súng Browning cũng như loại súng Mauzer. Một chi
tiết quan trọng.
Sau đó tôi đọc hồi ký của N. Denisovskii, người tham gia tích cực
vào việc mai táng nhà thơ. Ít hôm sau khi nhà thơ chết, vợ chồng
Denisovskii cùng L. Brik đến chơi nhà Ia. Agranov ở phố Miliutin.
Agranov đã cho mọi người xem khẩu Browning và viên đạn, rồi cất
vào tủ sắt. Tôi không biết Denisovskii có biết phân biệt các loại
súng ngắn hay không, và bây giờ ta không rõ hôm ấy Agranov cho
mọi người xem khẩu Browning hay khẩu Mauzer. Có một điều rõ
ràng: thay súng chỉ có thể là người của OGPU; và là người trực tiếp
điều tra vụ việc. Và không nhất thiết phải là chủ sở hữu của khẩu
Mauzer. Kẻ bắn, nếu đó là vụ giết người, có thể là kẻ khác, còn sửa
lỗi “bỏ quên súng” của kẻ bắn thì phải là những người nắm toàn bộ
uẩn khúc của vụ việc.