“Chợt người ta đem thư của Elza (Triolet) tới. Tôi xé phong bì và,
như mọi lần, tôi bắt đầu đọc thành tiếng. Sau nhiều tin tức khác
nhau, Elza viết rằng Tatiana Iakovleva, người mà Volodia làm quen
ở
Paris và phải lòng theo quán tính, vừa lấy chồng, hình như là một
gã tử tước thì phải. Họ làm lễ cưới ở nhà thờ. Tatiana mặc áo dài
trắng, đội mũ cô dâu; cô nàng chỉ lo Volodia biết chuyện, có thể gây
rắc rối, thậm chí làm hỏng cuộc hôn nhân của cô nàng. Cuối thư
Elsa dặn đừng nói cho Volodia biết.
“Nhưng thư đã được đọc thành tiếng rồi. Volodia xịu mặt. Anh
đứng dậy, nói, thôi, tôi đi đây. Anh đi đâu? Còn sớm, xe chưa tới đón
mà. Nhưng anh cứ xách vali lên, hôn tôi rồi đi ra. Khi người lái xe trở
về có kể lại, rằng anh ta gặp Volodia ở đường Vorontsovskaia;
Volodia quẳng mạnh chiếc vali vào xe và chửi tục, một điều chưa
từng xảy ra bao giờ. Rồi suốt dọc đường ra ga, Volodia im lặng.
Đến nơi, Volodia nói: “Xin lỗi, đồng chí Gamazin đừng giận tôi nhé,
hôm nay tôi bị đau tim”.
Bây giờ tôi xin trích dẫn đoạn này trong nhật ký của Lilia Brik (đã
được bà này trích đưa vào thư gửi sang Paris cho cô em Elza Triolet
ngày 8 tháng 7 năm 1968). Đây là đoạn ghi ngày 11 tháng 10 năm
1929: “Thư của Elza, kể về chuyện Tatiana lấy chồng. Dĩ nhiên là
Tatiana lấy gã tử tước người Pháp. Nadia (dạo ấy đang ở nhà tôi)
nói rằng tôi đã tái mặt, một điều chưa từng xảy ra với tôi. Tôi hình
dung Volodia tức giận và xấu hổ như thế nào. Tối nay Volodia đi
Leningrad”.
“Tái mặt” và… vẫn đọc bức thư tới cùng.
Tôi muốn dừng lại ở câu chuyện có thể nói là then chốt này. Xin
bạn đọc lưu ý đến một chi tiết rất quan trọng. Câu “chúng tôi