qua vợ chồng Brik, Maiakovski cũng quen biết với các vị đó. Chàng
có thể nhờ họ trực tiếp cấp visa xuất cảnh cho chàng, nếu như có
chuyện rắc rối.
Trong danh sách khách mời tới dự triển lãm “Hai mươi năm làm
việc” do chính tay nhà thơ thảo ra sau đó (tháng 1 năm 1930), chúng
ta thấy có các vị ở cơ quan OGPU, như Messing, Evdokimov, Elberg,
thậm chí cả Iagoda
(sau này trở thành Bộ trưởng Bộ Dân ủy Nội vụ
– người dịch ). Phải là người thân quen mới được đưa vào danh sách
đó. Nhà thơ còn quen biết cả những vị có chức vụ cao hơn mấy vị
thường lui tới nhà vợ chồng Brik, vậy thì đâu có gặp khó khăn gì khi
giải quyết vấn đề thị thực xuất cảnh?!
Maiakovski không giấu giếm mối quen biết đó. Có lẽ đó là cái
cớ để có những tin đồn và huyền thoại đi vào cả các tác phẩm văn
học. Ví dụ Iu. Semenov trong tác phẩm Giả thuyết – 4 có kể về tình
bạn cảm động giữa nhà thơ với Ia. S. Agranov, hồi ấy là trợ lý thủ
trưởng cơ quan OGPU. Điều bịa đặt này được tác giả thêm mắm
thêm muối sao cho y như thật. Nhưng ở đây tôi không bàn về mức
độ quan hệ giữa Maiakovski với các cán bộ OGPU, mà tôi chỉ xác định
rằng sự quen biết ấy hoàn toàn không phải là sơ giao.
Một lần nữa chúng ta đặt câu hỏi: Nhà thơ có những người quen
đầy thế lực như thế ở cơ quan OGPU có thể nào bị từ chối cấp
thị thực xuất cảnh hay không?
Câu trả lời chỉ có một. Maiakovski chẳng qua không muốn đi
Paris nữa. Hứng thú của chàng bây giờ tập trung vào chuyện khác.
Tất cả những cái đó dĩ nhiên không thể không để lại vết thương
trong trái tim nhà thơ. Nhưng sự thay đổi kế hoạch có thể bất ngờ
với những người xung quanh, chứ không hề bất ngờ đối với bản