mỏng hơn – 193 tờ. Đơn xin và không cho phép, từ ngày 1 tháng 8
năm 1928 đến ngày 21 tháng 12 năm 1929. Cũng không thấy có
đơn xin đi của Maiakovski và quyết định bác bỏ của Bộ Dân ủy Nội
vụ.
Tôi xem các tài liệu khác, để không còn bất kỳ nghi ngờ nào nữa.
Tôi đọc hồ sơ: “Trao đổi thư tín giữa Bộ Dân ủy Nội vụ và OGPU (Cơ
quan quản lý chính trị quốc gia) với các cơ quan chính quyền địa
phương về việc xem xét lại hồ sơ đi ra nước ngoài”. Công văn trao
đổi từ tháng 6 năm 1929 đến hết tháng 1 năm 1930. Cũng không
thấy có một dòng nào, dù là bóng gió xa xôi, về chuyến đi Paris
của nhà thơ.
Lục lọi hồ sơ lưu trữ, một việc rất buồn chán. Nhưng có ai đó
bảo rằng không dễ gì phủ định chuyện hoang đường. Cái chuyện
hoang đường rằng nhà thơ không được phép sang Paris đã tồn tại
bao nhiêu năm nay. Những sự phỏng đoán và đồn đại xuất hiện
ngay sau cái chết của nhà thơ cứ được các tác giả sao chép từ bài báo
này, cuốn sách này sang bài báo khác, cuốn sách khác. Mà những
chuyện hoang đường thì người ta rất dễ tin.
Chuyện hoang đường được nhân rộng. Năm 1989, trên tờ tuần
báo “ Nedelia ” ( Tuần le ) số 31, xuất hiện một chương trong cuốn
sách bằng tiếng Nga chưa ai biết đến của tác giả Iu.
Karabchievskii, trong đó có câu: Maiakovski bị cấm không được
sang Paris. Lời khẳng định nghe rất quả quyết! Cứ làm như chính
tác giả từng tham gia giải quyết vấn đề ấy không bằng.
Tôi cũng không thể không chú ý đến một cặp hồ sơ dày ở
TSGAORSS, gồm 164 biên bản kiểm tra. Tổ kiểm tra của Bộ Dân ủy
Nội vụ nước CHXHCNLB Nga có ghi họ (không ghi tên đệm và tên