thường gọi) của mấy cán bộ đứng đầu, như Ugarov (năm 1927),
Babkin và Teplukhin (năm 1929). Tổ kiểm tra đó quyết định vận
mệnh của con người – họ xem xét lại những trường hợp không cho
phép ra nước ngoài. Tôi nhắc lại – có 164 biên bản, gồm 302 tờ.
Trong thời gian 3 năm: từ năm 1927 đến hết năm 1929. Song cả ở
đây cũng không có họ tên Maiakovski.
Tất cả những điều đó chứng tỏ cái gì? Cuối mùa hè, cũng có thể
trong mùa thu năm 1929, nhà thơ đã thay đổi ý định, không sang
Paris nữa.
Dĩ nhiên không thể hoàn toàn loại trừ khả năng câu chuyện xa xưa
ấy vẫn còn được ghi nhận trong hồ sơ lưu trữ khác, ví dụ trong hồ
sơ của cơ quan KGB (cơ quan an ninh Liên Xô) mà hiện nay chúng ta
vẫn chưa được đọc.
Và cuối cùng, để đặt dấu chấm hết cho toàn bộ chuyện này,
chúng ta giả định rằng đã xảy ra điều không thể có. Bất chấp việc
Tatiana Iakovleva đã lấy chồng, Maiakovski vẫn quyết định cứ
sang Paris. Đương nhiên, chàng biết ai là người có thể ngăn cản
chàng. Chàng biết quyền quyết định cuối cùng thuộc về cơ quan
nào. Cơ quan đó chính là OGPU (đọc là “ô-ghê-pê-u”). Trong trường
hợp đó, nhiệm vụ của nhà thơ sẽ đơn giản hơn. Gia đình Brik có
nhiều bạn bè, người quen ở cơ quan đó. Đầu thập niên hai mươi,
Osip Maksimovich Brik đã gia nhập cơ quan VCHK (đọc là “vê-trê-
ca”, tức cơ quan an ninh đặc biệt) - OGPU.
Khi gia đình Brik
chuyển đến căn hộ mới, ở phố Vodopian, gần sát đường Lubianka,
thì mối quen biết ấy càng thêm chặt chẽ. Nhiều cán bộ OGPU
ghé chơi nhà vợ chồng Brik. Đôi khi họ dẫn cả vợ cùng đến. Thường
tới chơi căn hộ ở phố Vodopian, thậm chí cả ở nhà nghỉ ngoại ô của
gia đình Brik, có vợ chồng Volovich, Gorb, Agranov. Dĩ nhiên, thông