chuyến tàu đặc biệt với lãnh tụ của nhân dân (Stalin – người dịch ).
Và liền đó Agranov được bổ nhiệm làm giám đốc Sở Dân ủy Nội vụ
(tương tự Sở công an – người dịch ) Leningrad thay F. Medved bị cách
chức.
Một vài tài liệu sách vở báo chí có đưa tin khác. Ví dụ, trong cuốn
sách của A. Orlov nhan đề Lịch sử bí mật các tội ác của Stalin (đăng
trên tạp chí “ Ogonek ”, 1989, số 46) có đoạn viết: “Trước khi rời
Leningrad về Moskva, Stalin đã bổ nhiệm Mironov làm Quyền
giám đốc Sở Dân ủy Nội vụ Leningrad, thực chất là nhà độc tài ở
Leningrad.” Rõ ràng là không chính xác! Người được bổ nhiệm vào
chức vụ ấy chính là Agranov. Đúng là Agranov chỉ giữ chức vụ đó ít
ngày, ngày 16 tháng 12 năm 1934 y đã giới thiệu với Đảng ủy điện
Smolnyi người tiếp nhiệm mình là L. Zakovskii. Điều này được xác
nhận qua các bản tin trên báo chí thời đó, và một nhân chứng tham
gia sự kiện là M. Rosliakov (“ Zvezda ”, năm 1989, số 7). Nhưng thời
gian ngắn ngủi làm giám đốc Sở Dân ủy Nội vụ Leningrad không
cản trở Agranov thể hiện “năng lực, sự kiên quyết và cứng rắn của
một chiến sĩ bôn-sê-vich”… Trong một thời gian ngắn ngủi, y đã đạt
kết quả đáng kinh ngạc. Sau vài buổi hỏi cung của Agranov, hung thủ
L. Nikolaev (kẻ giết Kirov) đã thay đổi hẳn lời khai ban đầu. Hóa
ra, tội ác này là do âm mưu của bè lũ Troskii-Zinovev bí mật chống
Liên Xô mà ra! Điều đó đã làm thay đổi thực chất vụ án. Cuối
tháng 12, ngoài Nikolaev, còn thêm 13 tên “tòng phạm” nhận tội.
Phiên tòa lưu động của Tòa án quân sự tối cao Liên Xô xử thẳng tay.
Đêm 29, rạng sáng 30 tháng 12 năm 1934, tất cả “bọn tội phạm”
đều bị xử bắn.
Khỏi phải nói, đúng là Agranov biết cách làm việc! Và nỗ lực của
Agranov được đánh giá cao không chỉ trong ngành dọc của y. Agranov