chuyển hồ sơ sang tòa án xử công khai… Tôi phải làm sao để không
một bị cáo nào phải chịu hình phạt cao nhất.”
Chúng ta dĩ nhiên ngạc nhiên về sự ngây thơ của giáo sư
Tagantsev. Ông đâu nghĩ rằng các cán bộ “Trê-ca” Xô viết tuân
theo những tiêu chuẩn đạo đức bôn-sê-vich khác ông. Các bị cáo tiếc
rằng đã không đọc phụ trang tuần báo Thanh kiếm đỏ của Cục chính
trị VCHK toàn Nga, được in nhiều bản, từ các số đầu tiên của năm
1919. Nếu không, họ đã biết các định đề đạo đức của các cán bộ
“Trê-ca”: “Đối với chúng ta, không có và không thể có thứ đạo đức cổ
hủ và thứ nhân đạo mà giai cấp tư sản nghĩ ra để áp bức và bóc lột
'các giai cấp thấp kém'. Đạo đức của chúng ta là đạo đức mới, lòng
nhân đạo của chúng ta là tuyệt đối, bởi lẽ nó dựa trên lý tưởng thủ
tiêu mọi sự áp bức và bạo lực. Chúng ta được phép làm tất cả mọi
việc, bởi vì chúng ta lần đầu tiên vung kiếm lên không phải để giải
phóng hoặc áp bức một ai đó, mà là để giải phóng khỏi ách nô lệ hết
thảy mọi người…” ( Moskovskie novosti , năm 1991, số 41, ngày 13
tháng 10, trang 16).
Và “để giải phóng khỏi ách nô lệ hết thảy mọi người”, trong vụ
Tagantsev, 87 người đã bị xử bắn…
Tôi xin nói thêm, chính Agranov đã hỏi cung nhà thơ N. Gumilev,
người cũng bị tử hình trong vụ đó. Sau đó, cuối thập niên hai mươi,
Agranov điều tra vụ điệp viên của OGPU ở vùng Cận Đông Iakov
Bliumkin, và “chuẩn bị” hồ sơ cho vụ giáo sư A. Chaianov…
Từ cương vị Phó trưởng phòng điều tra xét hỏi, Agranov đã thăng
tiến cực nhanh lên chức vụ cao nhất của guồng máy đàn áp trước
khi Maiakovski chết, một sự thăng tiến rất khó giải thích. Trước
cái chết lạ lùng của nhà thơ, gần như sự thăng tiến diễn ra vào