tuân theo quan điểm của một “chuyên gia về Maiakovski” như V.
Katanian kia chứ? Liệu có tốt hơn chăng, nếu chúng ta cứ bình tĩnh
phân tích lại một cách không định kiến bi kịch ngày xưa?
Sự phân tích này thiết nghĩ là cần thiết, còn bởi lẽ tác giả bài
phóng sự truyền hình, người đã làm cho những ai ngưỡng mộ V.
Maiakovski bàng hoàng, không quay trở lại đề tài đã phát đi. Song
dư luận xã hội về phát biểu của ông thì không lắng đi, và bức ảnh
mà ông giơ ra, một bức ảnh đầy bí ẩn khó hiểu, thì cứ làm xôn xao
khán giả và độc giả. Nghĩa là câu chuyện cần được tiếp tục.
Mà nên bắt đầu, theo chúng tôi nghĩ, từ một sự kiện cũng đã
được “hợp pháp hóa” trong sách báo viết về V. Maiakovski: Từ mùa
thu năm 1929, khi nhà thơ, theo khẳng định của một số nhà nghiên
cứu tiểu sử, không được cấp visa cho chuyến đi sang Pháp.
Chuyến đi ấy, theo khẳng định nhiều lần trong sách báo nói trên,
phải được kết thúc bằng lễ thành hôn của nhà thơ với người yêu là
T. A. Iakovleva. Chuyến đi không thành ấy, theo khẳng định của
nhiều nhà nghiên cứu, đã trở thành yếu tố gần như quyết định
các sự kiện bất hạnh sau đó. Có thực vậy không?
Ngày 2 tháng 5 năm 1929, V. Maiakovski từ Paris trở về nước với
dự cảm sắp có thay đổi lớn. Và có lẽ nhà thơ nghĩ rằng, thay đổi chủ
yếu sẽ xảy ra vào mùa thu tới. Không phải chờ lâu nữa. Hiện tại thì
có việc cần làm. Phải hoàn thành tác phẩm “ Nhà tắm ” trước mùa
thu. V. Maiakovski đã hứa với Meierkhold như vậy. V. Maiakovski
cho rằng “ Nhà tắm ” sẽ là cái mốc mới trong sáng tác của mình. V.
Maiakovski bao giờ cũng làm việc hết mình, dành trọn từng khoảnh
khắc cuộc sống cho công việc. Cũng phải nghĩ đến các bạn chiến
đấu và cải tổ tạp chí LEF (Mặt trận nghệ thuật tả khuynh). Sẽ phải
định hướng mới cho hoạt động của tạp chí này. Khó có thể giải quyết